The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

Tao Te Ching, Chapter 19 (Part 2)

8/14/2017

 
The Saints

Picture

​​<For Part 1>

LAO TZU TAO TE CHING
Chapter 19 - Part 2
​

Therefore, if we’re still in this stage, we must recognize that we have to give up that, give up that.

That a wise man become like an ignorant man.

Because he doesn’t know anymore that he is a saint, that he has any difference between himself and the ignorant man. Then he does things very naturally. 

He does like the common man. 
But the knowledge within him is not common.

Nevertheless, he is so used to his knowledge, he merges in it, he becomes one with this super knowledge, the central intelligence of all beings, that he doesn’t feel the separation between himself and heaven.

That is when 
you reach true sainthood or Buddhahood. 

If you are allergic to sainthood, then get Buddhahood instead. ​
Picture
Second one,
give up kindness,
renounce morality,
and man will rediscover filial piety and love.

Isn’t it paradoxical? But when we come to think deeply about it, it is not.

Give up kindness, what is it?

Everyone tells us to be kind, to treasure kindness. And then he said give up kindness?
Everyone tells us to be moral, to keep morality, and he said give up morality.

What does he mean?
Is he the teacher of the outer path? Is he a heretic, is he an atheist? What do you think? Is he? Yes or no?

No! I guess not!
​Otherwise, he wouldn’t be here.

Kindness,
as long as we still recognize kindness as kindness, we are still very much active within the domain of the intellect, or the mind, the worldly recognition.

Only when we’re truly being the kindness.

Being itself the kindness, 
and not that I extend the kindness to you, then we’re truly being kind, without knowing, without thinking, without analyzing that I am very kind at the moment, I am super, I am very moral.

Therefore, I have told you to keep the precepts, and at the first instance, you argue: “Why? Why do we have to keep the precepts? I am already very good.” Yes! “Why do we have to keep the rules, if we want to be liberated etc?” 

And I have told you already, if you drive the car all over the place, you will be caught by the police, and you’ll get trouble. 

If you drive within the limits of the traffic law, you’ll reach the destination very fast without harming yourselves or anyone. 

The rules are helpful, yes, that’s fine. 

If we want to be free we have to keep the discipline, that’s the law of the universe, is that right? 

For example, if you want to be free from jail and all the punishment of national order, we have to keep the law of that nation, right? 

Otherwise, we will not be free. Even though the law seems restrictive, if we don’t keep them, we are not free. 

That is the very truth, 
and it is very paradoxically true. 

Therefore, if I tell you to keep the precepts, that is the way to freedom; that is the way to go over the precepts, to go into the non-precept level of understanding. 

To be above all good and bad, yes! ​

Therefore, to keep the precepts, to know kindness, to go above it, would be the best.

First, we know kindness, we try to learn kindness. 

But later, we have to forget kindness, because we will be so used to kindness. We are one with kindness. We are just kindness.

How can the sun recognize itself as the sun, as a good giver of all lives? Understand? Therefore, that’s it.

Be like the sun.
That’s the way of Tao Te Ching. 

It’s the way of giving up kindness, the kind of intellectual kindness, the kind of learned kindness, limited kindness, that you know that you are kind.

Just like when we are in the primary school, we know two and two makes four, four and six makes ten, and we have to add it up. We have to write the number down and put the calculation in order to know.

But when we reach high school, or when we grow up, we pass over it, and when we just talk on the telephone, we take four and five together, and we know it immediately. We don’t even have to look at the number to know that is.

When we go to buy some flowers, we can talk to friends, we take two and five together, or four and six and give it to him, and know that is ten, because we are already so used to it.

Therefore, kindness in the beginning is necessary to learn if we have forgotten, but after, we have to realize that kindness is our own nature.

Therefore, there is nothing to boast about it.

If we boast about that, it is still alien to us. Yes! 

If we don’t boast about it, we know we are true kindness, I have nothing to talk about.

Just like the sun.
Picture
​And renounce morality, the five precepts.

First you keep them, and you think it is great.

And first you argue, but then you say it’s all right if you say I have to keep them, I keep them. Just because I want to get initiation, you force me! All right, you try to keep them.

Later you realize that is very necessary.

And ultimately, you realize that is the way of life, it’s true way of life, correct way of life. 

There is nothing to talk about. It should have been like that in the beginning of the time immemorial.

Therefore, renounce morality means do not feel proud that you are very moral, that you keep the five precepts, and look down upon others.

Because they have God within themselves. 

Even then if they have forgotten, that doesn’t mean they are very bad. They have forgotten, they’ve gone to a little bit sideways.

But eventually, they will come back to the big highway, because that is the only road that they could reach home, the last part of the journey.

Eventually, from all roads, they will go back to that road. 

So, we don’t worry, all right? 
If we are already on the right road, we keep it.
Picture


​So, the five precepts
, the moral standard, the vegetarian diet, are just the memoir of what we are at the moment, that we should keep on that road, and not to sidetrack.

Other people they sidetrack, that’s their problems, but we are already on the road, we keep on, that’s it, that’s all. There is nothing to talk about it.

You shouldn’t be proud when you are on the right highway to go home.

If already somebody told you that’s the way to go home, and you know the way to go home, and you are on the way to go home, what is it to be proud of? 

Therefore, renounce morality, the way you think it is. 

But be morality,
merge in morality,
be one with it, with everything, that is good, noble, and virtuous, because we are that noble, good, and virtuous. Yes!

Suppose a man who graduated and became a medical doctor, should he go around all the time, and thinking, feeling proud of being a doctor, or telling everybody that he met on the street, “I am a medical doctor, don’t you know it?” 

He got used to it,
and he just does his job very normally.

And besides being a doctor, he is also being a husband, or father, or a good friend, or a golf player, a top athlete or whatever. Yes!

Therefore, we are practicing the way of Buddhahood or sainthood, but we are also being a husband, a wife, or a good friend, doing whatever we do in our world apart from that.

So, it’s no big deal about being a saint, if you are a saint, it’s fine. You should be a saint.

​
We all must be saints, anyhow. 

Because we came from sainthood, we are the children of God, we are the Buddha’s children. 

All scriptures stated that you are Buddha’s children. You are the children of God. Right? Therefore, we should be saints anyhow from the beginning of our time.

We were saints before we are born, so why not after we are born? We just stop being a saint, that should be funny? 

For example, a prince who was a prince within the womb of the queen, the mother, and suddenly he was born, and he is no longer a prince, wouldn’t that be funny? 

That’s the tragic situation with us:  ​
​Before we were born, we were saints, and after we were born, we forgot that we are saints. So to be a saint or to return to sainthood is nothing big deal, it is like that, it’s already there. 

If you forgotten, then I remind you, that’s all. Or someone else reminds you. ​

Picture
​Therefore, once we became used to with kindness, or we return to our own true nature which is kindness, which is morality, which is virtuous,

​then we just normally
become filial, become kind, become loving.

Just for example, yesterday some of the Vietnamese have told us some story of their children. First they were not very filial.

One of the women said her daughter gave her just a pot of flowers, and said, “Here is my symbol of gratitude for your kindness that you have raised me up, and given me education to high school. And from today, our family tie is finished. "

Just like that, yes!

But then after she read my books, she watched my video tape and heard my teaching, she turned back to the family and became a filial daughter. And get enlightenment, and become different.

Many of the couples came to me and said, “Before, our family, just like strangers, I and my wife just be together, but we don’t know what to do with each other, even though we have two children.”

S
ometimes, children came as an accident to the parents without them knowing the parents' responsibility and love. That’s why some of the family broke up or became very strange to each other.

But after they know our teaching, and get initiation, they say the family became super happy, they never knew such happiness of family life before.

That’s the way it should be. Understand?

That’s why he said, “Give up kindness, renounce morality, and men will rediscover filial piety and love."

Rediscover!
That means we already have this kind of quality.

It’s just being too busy with outer appearances of this world, and we have forgotten our own goodness.

Therefore, if they have given up all these pretentious nature of goodness, and they will merge within their true goodness again.

Morality and everything will come by itself!
Because we are like that.
Picture
Sometimes, we are too busy with the pretending nature, pretentious way of a social politeness or goodness, that we have forgotten that we originally are truly good, truly moral, truly virtuous. That’s it.

For example, if a man or a woman who wears a wet suit, and then thinking that is his own.

He is very busy everyday, trying to put make-up on the top of the oxygen mask, or painting on top of the plastic cover, then they forgot that his own skin is more beautiful than that.

If he keeps putting it, if he sees the suit is so black, and then he tries to paint some powder or some painting on it to make it white, and trying every day, busy like that. And try to adjust the nose of the oxygen mask so it becomes better.

It’s useless.

And he forgot that if he just takes that away, and the skin, the face, appear beautiful the way it was, the way it should be. Because the woman was like that, the nature is like that.
​
So, the third must do is,

give up ingenuity,
renounce profits,
and bandits and thieves will disappear.

The saint means,
​we should be ourselves, we should be true to ourselves.

We should not be playing theater, playing polite, playing good, playing virtuous, while inside, our volcano is boiling with thousands degree of heat.

Renounce profits means we have to do things without wanting return, without wanting award.

If everyone amass wealth for himself all the time, and work only for wealth without realizing the use of properties, then, we only invite trouble, we invite bandits and thieves to come to our house. Yes!

Thieves and bandits.

They only come as a warning from God, so do not always blame thieves and bandits for what the bad deeds they do.

Look upon them as God’s dispatched agents to do some bad jobs.  

Of course, in the hierarchy of the universe, we have many employees. Some do manager, top executive, some are president of the whole corporation, some have to do the manual labor and taking care of garbage, and some running errands, things are like that.

So, sometimes, thieves and bandits are there to remind us that the properties never are ours.

Even if they don’t take them away, God will, death will, disaster will, or our own stupidity will. Right? 
​

[Continue in Part 3]
​
Spoken by Supreme Master Ching Hai
BMD 426 The Paradoxical Nature of Things, P2


​<Xem Phần 1>

LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
Chương 19 - Phần 2


Vì thế, nếu vẫn còn ở mức này, chúng ta phải biết rằng mình phải từ bỏ điều đó, từ bỏ điều đó.

Đại trí như ngu. 
Bởi vì họ không còn biết mình là thánh nhân, không biết có gì khác biệt giữa họ và một người vô minh. Thế nên ông làm việc rất tự nhiên.

Ông làm việc như một người thường. Nhưng kiến thức bên trong thì không tầm thường. 

Tuy nhiên, họ quá quen với kiến thức này của mình, họ đã hòa nhập vào đó, họ trở thành đồng nhất thể với kiến thức siêu việt này, với trung tâm tri thức của mọi chúng sinh, nên không cảm thấy có sự các biệt giữa mình và thiên đàng.

Đó là khi quý vị đạt đến 
quả vị thánh nhân thật sự hay quả vị Phật. 

Nếu quý vị dị ứng với 'quả vị thánh nhân,' thì lấy 'quả vị Phật' vậy. 
Picture


​Thứ hai,
từ bỏ lòng tử tế,
từ bỏ đạo đức,
và người ta sẽ tìm lại hiếu và tình.

Nghe có mâu thuẫn không? Nhưng khi chúng ta nghĩ sâu xa về điều này, thì không.

Từ bỏ lòng tử tế, đó là gì?

Ai cũng bảo chúng ta phải tử tế, trân quý sự tử tế. Và rồi ông nói từ bỏ sự tử tế?
Ai cũng bảo chúng ta phải đạo đức, giữ đạo đức, mà ông nói từ bỏ đạo đức.

Ý Ngài là gì? Ngài có phải là vị thầy ngoại đạo không? Ngài có phải là dị giáo, có phải là vô thần không? Quý vị nghĩ sao? Ngài có phải là vậy không? Có hay không? 

Không! Tôi đoán là không.
Bằng không Ngài sẽ không có ở đây.

Lòng tử tế,
chừng nào chúng ta vẫn còn nhận thấy lòng tử tế là tử tế, thì chúng ta vẫn còn rất năng động trong lĩnh vực của tri thức, của đầu óc, của nhận thức thế gian.

Chỉ khi nào chúng ta thật sự là sự tử tế.

Phải chính là sự tử tế, 
chứ không phải tôi tử tế với anh, thì mới thật sự tử tế, mà không hề biết, không hề suy nghĩ, không phân tích rằng tôi đang rất tử tế vào lúc đó, tôi siêu việt, tôi rất có đạo đức.

Cho nên, tôi bảo quý vị giữ giới, và ngay lập tức quý vị cãi: "Tại sao? Tại sao lại phải giữ giới? Tôi đã rất tốt rồi." "Tại sao chúng tôi phải giữ giới, nếu muốn giải thoát?"

Và tôi đã nói với quý vị, nếu quý vị lái xe lung tung khắp nơi, quý vị sẽ bị cảnh sát bắt và gặp rắc rối.

Nếu quý vị lái xe trong giới hạn của luật giao thông, quý vị sẽ đến nơi rất nhanh, mà không làm hại cho mình hay người khác.

Luật lệ có ích lợi, không sao cả.

Nếu chúng ta muốn tự do, chúng ta phải giữ giới luật, đó là quy luật vũ trụ.

Thí dụ, nếu quý vị không muốn ở tù và chịu những hình phạt của quốc gia, thì phải tuân theo luật pháp của quốc gia, đúng không?

Nếu không, chúng ta không được tự do, dù luật có vẻ giới hạn, nhưng nếu không giữ gìn thì không được tự do.

Đó là sự thật,
và là sự thật rất nghịch lý.

Cho nên, nếu tôi nói với quý vị giữ giới luật, đó là con đường đến sự tự do, đó là cách để vượt lên trên giới luật, để đi vào đẳng cấp hiểu biết phi giới luật.

​Để vượt trên tất cả tốt và xấu!

Do đó, giữ gìn giới luật, hiểu biết sự tử tế, vượt lên nó, là tốt hơn hết.

​Ban đầu, chúng ta biết tử tế, cố gắng học tử tế.

Nhưng sau này, chúng ta phải quên đi sự tử tế, bởi vì chúng ta đã rất quen thuộc với sự tử tế. Chúng ta đồng nhất với sự tử tế, chúng ta chính là sự tử tế.

Làm sao mặt trời lại tự nhận mình là mặt trời, là đấng cống hiến rất tốt cho vạn vật? Hiểu không? Có vậy thôi.

Picture


​Hãy giống như mặt trời.

Đó là pháp của Đạo Đức Kinh.

Đó là cách để xả bỏ sự tử tế, loại tử tế bằng tri thức, sự tử tế qua học hỏi, sự tử tế giới hạn, biết rằng mình tử tế.

Giống như khi học tiểu học, chúng ta biết hai cộng hai là bốn, bốn cộng sáu là mười, mình phải cộng lại, phải viết số xuống, tính toán để biết.

Nhưng khi lên trung học, hoặc khi trưởng thành, chúng ta đã qua giai đoạn đó. Và lúc nói chuyện trên điện thoại, khi nói bốn cộng năm, chúng ta biết liền, không cần nhìn con số mới biết. Phải không?

Khi đi mua hoa, hoặc nói chuyện với bạn bè, chúng ta cộng hai với năm, hoặc bốn với sáu, rồi đưa cho người đó, chúng ta biết là mười, bởi vì mình đã quá quen rồi.

Cho nên, ban đầu cần phải học sự tử tế, nếu chúng ta đã quên. Nhưng sau này, chúng ta phải nhận thức rằng nhân ái là bản chất của chúng ta.

Do đó, không có gì để khoa trương về điều đó.

Nếu khoa trương, thì có nghĩa là điều đó vẫn còn xa lạ với chúng ta.

Nếu không khoa trương, chúng ta biết mình thật sự là nhân ái, không có gì phải nói.

Cũng như mặt trời. ​​

Picture
Và từ bỏ đạo đức, ngũ giới.

Trước tiên, quý vị trì giới, và nghĩ rằng rất tốt.

Và lúc đầu, quý vị tranh luận, nhưng rồi quý vị nói không sao. Nếu bảo con phải giữ thì con giữ. Chỉ vì con muốn thọ pháp, Ngài ép con. Được, quý vị cố gắng giữ.

Về sau quý vị nhận thức rằng nó cần thiết.

Và cuối cùng, quý vị nhận ra rằng đó là lối sống, là cách sống chân chính, lối sống đúng đắn.

Không có gì để nói, vốn phải như vậy, từ lúc bắt đầu, từ thuở khai sơ.

Cho nên, từ bỏ đạo đức nghĩa là không còn thấy hãnh diện rằng quý vị rất đạo đức, rằng quý vị trì ngũ giới và xem thường người khác.

Bởi vì họ có Thượng Đế bên trong họ.

Cho dù họ đã quên mất, cũng không có nghĩa họ rất xấu. Họ quên, họ đi lạc một chút.

Nhưng rồi cuối cùng, họ cũng sẽ trở lại đại lộ, bởi vì đó là con đường duy nhất để trở về nhà, đoạn cuối của cuộc hành trình.

Rốt cùng, từ mọi ngõ đường, họ sẽ trở lại con đường đó.

Cho nên, đừng lo. 
Nếu chúng ta đã đi đúng đường, thì cứ giữ vậy.

Picture


​Cho nên ngũ giới, tiêu chuẩn đạo đức, trường chay, chỉ là dấu mốc cho thấy chúng ta đang ở đâu vào lúc này, rằng chúng ta nên giữ con đường đó, đừng đi sai lạc.

Những người khác đi lạc là chuyện của họ, nhưng chúng ta đang trên đường, thì cứ tiếp tục, chỉ vậy thôi. Không có gì để nói cả.

Quý vị không nên hãnh diện khi đang đi đúng xa lộ để về nhà.

Nếu có ai chỉ quý vị con đường về nhà, và quý vị biết cách để về nhà, và đang trên đường về nhà, thì có gì để hãnh diện? 

Cho nên, từ bỏ đạo đức, theo cách mà chúng ta nghĩ.

​Nhưng phải đạo đức,
hòa nhập vào đạo đức,
đồng nhất với đạo đức, với mọi điều tốt, cao thượng, và đạo đức, bởi vì chúng ta chính là sự cao thượng, tốt đẹp và đạo đức đó!

Giả sử một người tốt nghiệp và trở thành bác sĩ, anh ta có nên lúc nào cũng đi quanh, suy nghĩ, cảm thấy hãnh diện mình là bác sĩ, hoặc nói với mọi người anh gặp ngoài đường, tôi là bác sĩ, anh không biết à?

Anh ta đã quen với điều đó,
và chỉ làm công việc của mình rất bình thường.

Ngoài việc là một bác sĩ, anh còn là người chồng, người cha, người bạn tốt, người đánh gôn, nhà thể thao nổi tiếng, bất cứ gì.

Do đó, chúng ta tu hạnh của Phật, của thánh nhân, nhưng chúng ta cũng là người chồng, vợ, người bạn tốt, làm bất cứ chuyện gì mình đang làm trên thế giới.  

Cho nên, không có gì to tát về việc làm một thánh nhân, nếu quý vị là thánh nhân, tốt. Quý vị nên là thánh nhân.

Dù sao, mọi người phải là thánh nhân. 

Bởi vì chúng ta đến từ thánh nhân, là con cái của Thượng Đế, là con của Phật.

Mọi kinh điển đều nói rằng quý vị là con cái của Phật, con cái của Thượng Đế, đúng không? Cho nên, chúng ta vốn là thánh nhân từ lúc chào đời.

Chúng ta đã là thánh nhân trước khi sinh ra, tại sao không phải là vậy sau khi ra đời? Tự nhiên không còn là thánh nhân nữa, có phải buồn cười không?

Thí dụ một hoàng tử, là hoàng tử từ trong bào thai của hoàng hậu, người mẹ, rồi bỗng nhiên được sinh ra không còn là hoàng tử nữa, vậy có phải khôi hài không?

Đó là một tình huống bi đát:
Trước khi sinh ra, chúng ta là thánh nhân, và sau khi sinh ra thì quên mất mình là thánh nhân. Cho nên quả vị thánh nhân không có gì quan trọng, chỉ là như vậy, vốn đã có sẵn.

Nếu quý vị quên, thì tôi nhắc, chỉ vậy thôi. Hoặc người nào khác nhắc nhở quý vị.

Picture
Do đó, một khi chúng ta đã quen thuộc với lòng nhân ái, hoặc trở lại với Bản Lai Diện Mục, tức là trở lại với lòng nhân ái, đạo đức, thánh thiện,

thì chúng ta chỉ tự nhiên
trở nên hiếu nghĩa, trở nên tử tế, thương yêu.

Thí dụ, hôm qua có vài người Việt Nam kể chúng ta câu chuyện về con cái của họ. Lúc đầu, chúng không có hiếu.

Có người nói rằng, con gái của bà trao cho bà một chậu hoa và nói, "Đây là để bày tỏ lòng biết ơn của con đối với lòng nhân hậu của mẹ vì đã nuôi con lớn lên và cho con học hết trung học. Và từ hôm nay, tình nghĩa gia đình chấm dứt."

Chỉ như vậy!

Nhưng rồi, sau khi cô ta đọc sách của tôi, xem băng thâu hình của tôi, nghe giáo lý của tôi, cô ta trở về nhà và trở thành người con có hiếu. Cô đã khai ngộ, và cô thay đổi. 

Nhiều cặp vợ chồng đến và nói với tôi rằng: "Trước kia gia đình của con, cứ như người xa lạ. Con và vợ chỉ sống chung, nhưng không biết làm gì cho nhau, dù rằng đã có hai đứa con."

Đôi khi, con cái đến như là một bất ngờ đối với cha mẹ, và cha mẹ đã không có trách nhiệm và tình thương đối với họ. Đó là vì sao một số gia đình đã tan vỡ hoặc trở thành xa lạ với nhau.

Nhưng sau khi biết được giáo lý của chúng ta và thọ Tâm Ấn, họ nói gia đình trở nên vô cùng hạnh phúc, họ chưa bao giờ có được hạnh phúc gia đình như vậy.

Vốn phải là như vậy. Hiểu không?

Do đó, Ngài nói: "Từ bỏ nhân ái, xả bỏ đạo đức, rồi con người sẽ tìm lại được hiếu và tình." 

Tìm lại được!
Có nghĩa là chúng ta đã có phẩm chất này rồi, chỉ là quá bận rộn với thế giới bên ngoài, rồi quên đi sự thiện lành của chính mình.

Cho nên, nếu họ từ bỏ tất cả những bản chất thiện lành giả dối này, thì họ sẽ hòa nhập vào cái chân thiện lành của họ trở lại.

Đạo đức và mọi thứ sẽ tự nhiên đến!
Bởi vì chúng ta là như vậy.
Picture


​​Đôi khi, chúng ta quá bận rộn với bản chất giả vờ, một lối lịch sự xã giao hay đạo đức giả vờ, mà quên mất chúng ta vốn là chân thiện lành, là chân đạo đức. Chỉ vậy thôi.

Thí dụ, có người nam hay nữ mặc vào bộ đồ người nhái, và nghĩ rằng đó là mình.

Mỗi ngày anh ta quá bận rộn, trang điểm phấn son cho bề mặt của cái mặt nạ dưỡng khí, sơn phết trên bộ đồ nhái bằng nhựa, rồi quên mất rằng da của anh ta còn đẹp hơn như vậy.

Nếu anh ta cứ mặc mãi bộ đồ rất đen, rồi anh ta cố thoa bột hay sơn phết lên đó để làm cho nó trắng, và cứ cố gắng mỗi ngày, bận rộn như vậy, và cố điều chỉnh cái mũi của mặt nạ dưỡng khí cho nó đẹp hơn.

Thật là vô dụng.

Anh ta quên rằng, chỉ tháo gỡ bộ đồ nhái đó ra, thì làn da, gương mặt trở nên xinh đẹp như xưa, vốn là như vậy. Bởi vì người nữ vốn như vậy, tự nhiên vốn đã vậy.

Cho nên, điều thứ ba phải làm là
buông bỏ tài năng,
từ bỏ lợi lộc,
thì kẻ trộm cướp sẽ biến mất.

​Ý của vị thánh là,
chúng ta phải là chính mình, phải chân thật với mình.

Chúng ta không nên diễn kịch, giả vờ lịch sự, đóng vai tốt đẹp, đạo đức, trong khi bên trong, núi lửa của chúng ta bừng cháy với sức nóng hàng ngàn độ.

Từ bỏ lợi lộc, nghĩa là chúng ta phải làm mà không mong cầu đền đáp hay tưởng thưởng.

Nếu một người cứ luôn tích lũy tài sản, làm việc chỉ vì phú quý mà không nhận thức công dụng của tài sản, thì chỉ là rước họa vào thân, mời trộm cướp vào nhà mình.

Kẻ trộm, cướp.
Họ đến chỉ như điềm báo của Thượng Đế, cho nên đừng luôn trách kẻ trộm cướp về những điều xấu họ làm.

Hãy xem họ như nhân viên của Thượng Đế được phái đi làm những chuyện xấu.

Dĩ nhiên, trong hệ thống của vũ trụ, chúng ta có rất nhiều nhân viên. Một số làm việc quản lý, nhân viên cao cấp, một số là giám đốc của toàn công ty, có người phải làm lao động chân tay và lo dọn rác, làm chuyện lặt vặt, đại khái vậy.

Cho nên, đôi khi trộm cướp đến là để nhắc nhở chúng ta rằng tài sản không phải là của mình.

Cho dù họ không đến lấy đi, Thượng Đế sẽ lấy đi, cái chết sẽ lấy đi, thiên tai sẽ lấy đi, hay do chính sự khờ dại của chính mình lấy đi. Đúng không?

[Xem tiếp Phần 3]



Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine