The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

Tao Te Ching, Chapter 19 (Part 1)

8/3/2017

 
The Saints

Picture
TAO TZU TAO TE CHING, CHAPTER 19
Lão Tử Đạo Đức Kinh, Chương 19

​​Today we visit Lao Tze’s world, to see what he has inside.

Chapter 19, Lao Tze Tao Te Ching.

"Give up sainthood, renounce wisdom, and it would be a hundred time better for everyone.'"

He means renounce knowledge, yes?

"Give up Self righteousness, renounce knowledge, and it would be a hundred times better for everyone."

Is this a correct Chinese translation? He translates a little bit different. It’s not sainthood, it’s not wisdom.

It is giving up self righteousness, and renouncing knowledge. It means the worldly accumulated information.

And second, "give up kindness, renounce morality, and man will discover filial piety and love."

"Give up ingenuity, renounce profits, and bandits and thieves will disappear."


These three are outward forms alone, they are not sufficient in themselves.

It is more important
to see the simplicity,
to realize one’s true nature,
to cast off selfishness and temper desire.

So I will pretend that I understand something, and you try to pretend also to believe I understand. In this case, we are more cooperative and at least the atmosphere is harmonious, right? Now we try to go through one by one.

How come Lao Tze tells us that we should give up sainthood or self righteousness, and renounce wisdom or knowledge. And it would be a hundred times better for everyone.

Now, ordinary people would think we have to achieve sainthood, yes!

We have to achieve righteousness, saintly like, and we have to pursue wisdom, then the world will be better, right? Yes!

We should spread all this righteousness and knowledge to other people. Then the world will be peaceful and the world will be better and better, etc.

And here he said no, he said the opposite.

So what is the purpose of this saying?
​
"Give up sainthood, renounce wisdom, and it be would a hundred times better for everyone."
Picture
Now, normally people think, to eat vegetarian, to worship the scripture, to give charity, to love thy neighbors, these are qualities of sainthood.

And to learn by heart many different sutras, holy scriptures, and being able to expound it to different kind of inquirers, they think these are the signs of sainthood, and thinking this way, they are bound to be very proud of their so – called holy quality. Understand?

So, many of the people go in this direction, thinking that is the end to all means.

That’s the problem with the world. 

That’s why Lao Tzu said to us "give up sainthood," the so-called sainthood.

Because the true saint 
doesn’t know that he is the saint.

He may say so in some moment of humor, or just to confirm something. But he himself never thinks that he is a great saint.


Because sainthood is not a feeling, it’s not a definition. It is just a self being, it’s just a very natural being.

Just like the sun, its nature is to shine, and give warmth, give growth to all things.

Now, you suppose the sun sit there all day long and say I am the sun, I am the life giver of all things. I am warm, I am great, will that be funny? Can you imagine the sun, sticking his nose into the sky and saying this to himself all day long.

It wouldn’t be the sun anymore, right?

The sun is like that, there is no comparison, no praise for it, and no analyzing about the sun.

The sun is just the way it is.
Picture


​Similarly, being a Buddha or saint, it is a way of life, it is true way of being.

​So, when you are in the true way of life, you don’t feel that you are true, you don’t feel that you are anything greater than others.


Because you are part of life anyhow, whether saint or common beings, we are all part of life. 

​Then we see things in a very different manner.

For example, when we were small children, we were sometimes being proud of grown up a little bit higher than the other children, or being more intelligent in the class, or I’m having a better hair than you.

When we grow up, we don’t compare any more, right?

All of us are grown up,
then we look at the children in a different way.

We do not care who grows up, who doesn’t grow, who is tall, who is small.

And because we have been children, and we know one day they will grow up. 
In the children, there is a potential adulthood.

We do not stay there, and worrying about the children.

Picture


​We know they will grow, we try our best to guide them into adulthood, but we have no longer this kind of competitive attitude like we had when we were children. Understand?

Therefore, similarly, a saint, he had just maybe graduated into the university of life and understood what he should understand. 

But there is nothing big deal about being a so-called saint. ​Because he knows, it is the only way, it is a nature way that people will grow up and become adult.


There is nothing to be proud of that you’ve grown up, and become an adult. Right?

It’s just a natural process of life, like we grow up, and can be fully, grown human being. And each one just grows gradually, not feeling proud about it.

May be we feel proud when we’re first teenagers or something, we reach twenty-first, we can vote for president, for example, and we feel now I can do what I want without too much controlling from the parents.

Probably the first time, we feel a little proud. But later on, we’re too busy doing our adult things that we have no more competitive feeling about who is more grown up, and who is less, yes?

Therefore, a saint

would never think of himself as a saint.

Sometimes maybe he has a sense of surprise that how come other people are like me, but they act in such a strange way. Why do not they know their own saintliness? Why they walk this way further away from their home, instead of walking this way, go home quicker, maybe like that.

But no sense of pride.

Therefore, if anyone who follow whichever path, and even keep the precepts or eat vegetarian, or learn the sutras, I mean the holy scriptures by heart and try to understand the verbal vocabulary therein, but still has a very proud sense of being holy, then, no!

That is not a true saint.

And if we are one of them, of course we should know also our level is still very far away from sainthood.

Therefore, I have told you many times, being vegetarian is no big deal, because the horses, the cows, the elephants are all vegetarian. You are too late coming to be vegetarian.

They are born vegetarian. And they die vegetarian. Probably next time come back being vegetarian again. So, what’s a big deal about being a vegetarian that you have to even argue, understand?

Picture


Being a vegetarian is just a way of life.

It’s just to, because we have to rediscover our own compassion for all being, which is already there and we have forgotten.

Just like a diamond it is hidden in the mud, or inside the rock, we have to rediscover it. Alright? It’s already good quality.

Also meditation is no big deal.

Everything attracts us, therefore, the way we meditate is not the way of the saint, but, anyhow we try our best, and that is what counts.

In the kingdom of God, because God, or Buddha is very generous, they are our loving parents, when they see the children trying hard, they say it’s all right to give them ten, give him an “A”.

So, probably the only time you are truly in contact with God, or the Buddha nature is when you sleep. ​And the Master came secretly pull you out the material attachment without you even know it.

Woe to me, to the Master or anyone that let your mind know you are going, and you might immediately wake up, "Where you are going, what for? What’s wrong with here?"


And then it causes a lot of trouble, and you struggle, and you are bound to the material level of understanding. And we never can pass through into a higher, nobler kind of existence.

So, therefore, we know our path is a path of grace.

It’s the path of loving and of mercy.

Despite our shortcomings, our tired physical and mental condition, when we sit in the so-called devotion of God, God or Buddha nature still helps us, still loves us, because we try in our very difficult situation, and very wavering karmic atmosphere of the earth, we try to go beyond it.

We try to devote our best to God’ therefore, we have marks, we have good points. And we pass examination anytime with flying color.

Now, if we are still proud of our practice, of our meditation, of our vegetarian, of our knowledge, with our way of virtuous life, then we are still no where.

In the beginning, all right, it’s allowed, but the further we go from the earthly existence, the higher, the nobler we have to be, and we’ll just be inside the light without even knowing it. You understand?

For example, when you first learn the meditation, sometimes when the Master comes near and touches you, then you go… Too much shock, the electric is too much. But later on, you’re so deep into the higher self, that’s the best, better, better, okay?

Most of the people, many of the people in the world, they are proud of their holiness.

​But, it is only apparent holiness.

To do penance, to go on pilgrimages, to worship the Buddha in the temple, to give donation to the monks or, to charity.

​These are done with sometimes not very pure motive. Just to be proud of oneself, that is because the mind, cheat us.

And once we are proud of these things, we have no more merits.

The mind will collect it inside and make it become a kind of material information. ​And then there is no more of the noble character, that is supposed to go with charity, or sainthood. 
​

(Continued in Part 2)

​

Spoken by Supreme Master Ching Hai
BMD 426 The Paradoxical Nature of Things, P2



​Hôm nay chúng ta viếng thế giới của Lão Tử, xem Ngài nói gì bên trong.

Chương 19, Lão Tử Đạo Đức Kinh.

"Từ bỏ thành nhân, từ bỏ trí huệ, và điều này sẽ trăm lần tốt hơn cho mọi người."

Ý Ngài là từ bỏ kiến thức, đúng không?

"Từ bỏ sự tự mãn, từ bỏ kiến thức, và nó sẽ trở nên trăm lần tốt hơn cho mọi người."

Dịch tiếng Hoa đúng nghĩa, anh ta chỉ dịch hơi khác một chút. Không phải thánh nhân, không phải trí huệ.

Dứt nhân bỏ nghĩa, từ bỏ kiến thức. Điều đó nghĩa là kiến thức thế gian được tích lũy.

Và thứ hai, từ bỏ nhân ái, từ bỏ đạo đức, con người sẽ khám phá được hiếu và tình.

"Từ bỏ tài năng, từ bỏ lợi lộc, và sẽ không còn trộm cắp nữa."

Ba điều này chỉ là ngoại hình, tự nó chưa đủ gì cả.

Điều quan trọng hơn là
thấy được sự giản dị,
nhận thức được Chân Tánh của mình,
từ bỏ tính ích kỷ, kiềm chế dục vọng.

Tôi sẽ giả vờ là hiểu được điều gì đó, và quý vị cũng giả vờ tin điều tôi nói. Trong trường hợp này, chúng ta  hợp tác hơn và ít nhất bầu không khí hòa hợp hơn, phải không? Bây giờ chúng ta tìm hiểu từng câu một.

Tại sao Lão Tử nói rằng chúng ta nên từ bỏ quả vị thánh nhân, hay dứt nhân bỏ nghĩa, từ bỏ trí huệ hoặc kiến thức thì mọi người sẽ được lợi gấp trăm lần.

Thông thường người ta nghĩ là chúng ta phải đạt được địa vị thánh nhân.

Chúng ta phải đạt nhân lấy nghĩa, như thánh nhân vậy, và chúng ta phải có trí huệ thì thế giới sẽ tốt đẹp hơn, đúng không?

Chúng ta nên san sẻ tất cả nhân nghĩa và kiến thức này cho người khác rồi thế giới sẽ hòa bình và thế giới sẽ càng ngày càng tốt đẹp hơn v.v…

Ở đây Lão Tử nói không, ông ấy nói ngược lại.

Vậy câu nói này có mục đích gì?

​"Từ bỏ địa vị thánh nhân, từ bỏ trí huệ rồi bá tánh sẽ được lợi ích gấp trăm lần."
Picture


​Bình thường người ta nghĩ
rằng ăn chay, tụng kinh, bố thí, thương người chung quanh, là những phẩm chất của thánh nhân. 


Nếu ai đó học thuộc nhiều loại kinh điển khác nhau và có thể giải đáp những câu hỏi khác nhau của người khác, thì họ sẽ xem đây là dấu hiệu của thánh nhân, và theo cách nghĩ này, họ đương nhiên tự hào rằng họ có phẩm chất thánh nhân. Hiểu không? 

Vì vậy, có rất nhiều người đi theo hướng này, nghĩ rằng đây là giải pháp tối hậu. 

Đây là vấn đề của thế giới. 

Do đó Lão Tử nói từ bỏ thánh nhân, cái gọi là quả vị thánh nhân. 

Bởi vì thánh nhân thật sự không biết mình là thánh.

Ngài có thể nói như thế trong lúc nói đùa, hay chỉ để xác nhận điều gì đó. Nhưng chính Ngài không bao giờ nghĩ mình là đại thánh nhân. 

Bởi vì thánh nhân không phải là cảm giác, không phải là định nghĩa. Đó chỉ là Tự Tánh, chỉ là một chúng sinh rất tự nhiên. 

Cũng như mặt trời, tự nhiên chiếu sáng, và mang lại nắng ấm cho sự sinh trưởng của muôn loài. 

Bây giờ giả sử mặt trời ngồi đó suốt ngày và nói tôi là mặt trời, tôi mang đến sự sống cho muôn loài. Tôi ấm, tôi vĩ đại, thế có khôi hài không? 

Quý vị có thể tưởng tượng mặt trời như vậy không? Nghênh mũi của mình lên trời và tự nhủ suốt ngày như vậy. Vậy thì đâu phải là mặt trời nữa, đúng không? 

Mặt trời là như thế, không có gì để so sánh, để khen thưởng, để phân tích.

​Mặt trời vốn là như vậy. 
​

Picture


​​Tương tự, một vị Phật
hay thánh nhân, là một cách sống, là cách sự hiện hữu chân chính.

Cho nên, khi sống cuộc đời chân chính, quý vị không cảm thấy là mình chân chính, không cảm thấy mình có điều gì vĩ đại hơn người khác.

Bởi vì dù sao quý vị cũng là một phần của cuộc sống, dù là thánh nhân hay thường nhân, chúng ta là một phần của sự sống.

​Cho nên, chúng ta nhìn sự vật với nhận thức khác.

Thí dụ, khi còn bé, đôi khi chúng ta tự hào là lớn lên có cao hơn các trẻ khác một tí, hay thông minh hơn trong lớp, hoặc tóc đẹp hơn người khác.

Khi trưởng thành chúng ta không so sánh nữa, đúng không?

Tất cả đều trưởng thành,
nên chúng ta nhìn trẻ con theo một cách khác.

Picture


​Chúng ta không quan tâm là ai trưởng thành, ai chưa trưởng thành, ai cao, ai thấp.

​Và bởi vì chúng ta đã qua thời trẻ con, chúng ta biết rằng một ngày kia chúng sẽ trưởng thành. Trong trẻ con, có tiềm năng trở thành người lớn.

Chúng ta không cứ ở đó mà lo lắng cho trẻ con.

Chúng ta biết chúng sẽ lớn, và cố hết sức để hướng dẫn các em thành người lớn, nhưng chúng ta không có thái độ hơn thua như khi còn là trẻ con. Hiểu không?

Tương tự, một thánh nhân, có thể Ngài vừa mới tốt nghiệp đại học của cuộc đời và hiểu được những gì cần hiểu. 

Nhưng không có gì to lớn về cái gọi là thánh nhân cả. ​Bởi vì họ biết, đây là con đường duy nhất, là điều tự nhiên, đó là mọi người sẽ lớn khôn và trưởng thành.

Không có gì để hãnh diện rằng chúng ta đã trưởng thành và làm người lớn. Đúng không?

​Đây chỉ là tiến trình tự nhiên của cuộc sống, giống như lớn lên và trở thành một người phát triển toàn diện. Và mỗi người sẽ từ từ khôn lớn, không cảm thấy gì hãnh diện cả.

Có lẽ chúng ta thấy hãnh diện khi vừa từ vị thành niên hay gì đó, được tròn 21 tuổi, ó thể đi bầu cử tổng thống, thí dụ vậy, và cảm thấy giờ đây có thể làm điều mình muốn mà không bị cha mẹ kiểm soát nhiều.

Có lẽ mới đầu, chúng ta hãnh diện một chút. Nhưng về sau, chúng ta quá bận rộn với những công việc của người lớn, nên không còn cảm giác hơn thua về việc ai trưởng thành hơn, ai ít hơn, phải không?

Vì thế, một vị thánh
​sẽ không bao giờ nghĩ mình là thánh.


Đôi khi có thể cảm thấy ngạc nhiên tại sao người khác họ cũng giống mình, sao lại hành động lạ như vậy. Tại sao họ không biết sự thánh thiện của chính họ. Tại sao họ đi con đường ngày càng xa nhà thêm, thay vì đi đường này về nhà nhanh hơn, có lẽ như thế.

Nhưng không có cảm giác tự hào.

Do đó, nếu có ai đi theo bất cứ con đường nào, thậm chí giữ giới, ăn chay, hay học kinh điển, ý tôi là thuộc lòng kinh điển và cố tìm hiểu từ ngữ trong đó, nhưng vẫn có một cảm giác tự hào là thánh thiện, thì không đúng.

Đó không phải là thánh nhân thật sự.

Nếu chúng ta là một trong số người đó, thì phải biết là đẳng cấp của mình còn cách quả vị thánh nhân rất xa.

Cho nên, tôi đã nói với quý vị nhiều lần, ăn chay không có gì lớn lao, bởi vì loài ngựa, loài bò, loài voi đều ăn chay. Quý vị chuyển sang ăn chay cũng đã quá muộn.

Chúng sinh ra là đã ăn chay, chết đi cũng còn ăn chay. Có lẽ lần sau trở lại cũng sẽ ăn chay nữa. Nên ăn chay không có gì lớn lao, mà phải tranh cãi, hiểu không?

Picture
Trường chay chỉ là một cách sống.

Cần phải vậy, bởi vì chúng ta phải tìm trở lại lòng nhân ái của mình với mọi chúng sinh, vốn đã có và chúng ta đã quên.

Giống như viên kim cương ẩn trong bùn, hay bên trong tảng đá, chúng ta phải tìm nó lại. Phẩm chất vốn đã tốt rồi.

Thiền định cũng không có gì lớn lao.

Mọi thứ lôi cuốn chúng ta, cho nên, cách chúng ta thiền không phải cách của thánh nhân, nhưng chúng ta đã cố hết sức, đó là điều đáng kể.

Trên Thiên Quốc, vì Thượng Đế, Phật rất rộng lượng, các Ngài là bậc sinh thành từ ái, khi thấy con cái cố gắng hết mực, họ nói thôi cho chúng mười điểm, cho điểm “A.”

Nên có lẽ thời gian duy nhất mà quý vị thật sự câu thông với Thượng Đế hay Phật Tánh, là khi quý vị ngủ. Và Minh Sư đến bí mật kéo quý vị ra khỏi sự ràng buộc vật chất mà quý vị thậm chí không biết.

Nếu không may mà Tôi, hay vị Minh Sư hoặc bất kỳ ai, mà để cho đầu óc biết là quý vị đang đi, quý vị có thể lập tức thức dậy: "Đi đâu vậy, đi để làm gì? Ở đây có gì tệ đâu?"

Và rồi gây rất nhiều trở ngại, quý vị tranh đấu, quý vị bị ràng buộc vào đẳng cấp hiểu biết của vật chất, và không bao giờ có thể vượt qua để đi lên cảnh giới cao hơn, thánh thiện hơn.
Picture


​Cho nên, phải biết rằng con đường của chúng ta là con đường của ân điển.

Con đường của tình thương và từ bi. 

Bất kể khuyết điểm của chúng ta, tình trạng thể chất, tinh thần mệt mỏi, khi chúng ta ngồi trong sự cống hiến cho Thượng Đế, Thượng Đế hay Phật Tánh vẫn giúp và thương yêu chúng ta, bởi vì chúng ta đã cố gắng trong hoàn cảnh rất khó khăn, bầu không khí nghiệp quả rất nặng nề của địa cầu, chúng ta cố gắng vượt qua.

Chúng ta cố gắng dâng hiến hết lòng cho Thượng Đế, vì thế chúng ta có điểm tốt và đậu bài khảo bất cứ lúc nào một cách vinh quang.

Nên nếu hãy còn tự hào về sự tu hành của mình, về việc thiền định, ăn chay, về kiến thức của mình, về đời sống đạo đức của mình, thì chúng ta vẫn chưa đến đâu cả.

Lúc đầu thì còn được cho phép, nhưng về sau, càng đi xa cảnh giới thế gian, chúng ta càng phải cao thượng hơn, phải là ở trong ánh sáng, mà thậm chí không hay biết. Quý vị hiểu không? 

Thí dụ, khi quý vị mới tu thiền, đôi khi vị Sư Phụ đến gần và gia trì, thì quý vị như… quá chấn động, điện nhiều quá. Nhưng về sau, quý vị đi rất sâu vào trong Chân Ngã, như vậy là tốt nhất, tốt hơn, hiểu chưa?

Đa số người, nhiều người trên thế giới, tự hào về sự thánh thiện của họ.

Nhưng đó chỉ là sự thánh thiện bề ngoài.

Sám hối, đi hành hương, thờ Phật trong chùa, cúng dường người xuất gia, hoặc làm việc thiện.

Những việc này đôi khi làm với mục đích không trong sạch. ​Chỉ để tự hào về mình, đó là vì đầu óc lừa gạt chúng ta.

​Một khi chúng ta tự hào về những điều này, thì không còn công đức nữa.

Đầu óc sẽ thu thập nó ở bên trong và biến nó thành một loại thông tin vật chất. Và rồi, không còn tính cách cao thượng nữa, mà lẽ ra phải đi đôi với việc bố thí, hay quả vị thánh nhân. 

(Xem tiếp phần 2)


Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine