The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Protection
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • While On The Path
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Testimonies
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
    • Photography
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • The Path
    • The Lifestyle
    • Music & Poetry >
      • Songs (English)
      • Songs (Aulacese)
      • Poetry
      • Music & Dramas
  • QUAN YIN METHOD
    • Reading
    • Videos
  • LINKS
    • OUR CENTERS' CONTACT
    • ĐÀI THUYET MINH AU LẠC
    • ĐÀI PHỤ ĐỀ AU LẠC
    • SUPREME MASTER TV
    • SUPREME MASTER NEWS
    • Contact

Remembering God  (Part 1)

8/25/2017

 
The Saints

Picture

REMEMBERING GOD  
[Part 1]


There is a peotry from Kabir about remembering God. I’ll read it first, and then we’ll see what we can do about it later.

It’s like this:

“In sorrow, all remember God, but in happiness, nobody. Who remembers God in happiness, why should ever sorrow there be? Oh, how sad for him who is asleep. In his grief, he doesn’t wake to weep.

​One whose dwelling is in the grave, in full ease, he never can sleep. 


'Why are thou asleep?' says Kabir.

Sing of God’s glory, be awake. Death doth stand just over thy head for his daily rations intake.

'Why are thou asleep?' says Kabir.


Greatly thy sleep may thee damage. When time makes thundering sound, even Brahma’s throne starts to shake.

Leaving aside the beloved Ram, who doth adore an alien god, he is like the prostitute’s son whom to call his father knows not. Loot in as much as thou canst loot, divine name of Ram in treasure.

God of death will hold thee by throat and throttle all thy ten apertures. Guru and God stand side by side. Whose feet should I touch and kowtow?

Oh, Guru, I offer myself at thy feet, since God tells me so.

​When God’s in the sulks, says Kabir, to the Guru for shelter goes. But when Guru is in the sulks, in no way the helper is God.” 


Sulk means sad, right? In a bad mood, not in favor for you. ​
Picture
Now let’s remember God one stanza at a time.

“In sorrow, all remember God, but in happiness, nobody. Who remembers God in happiness, why should ever sorrow there be?”

Now he says, according to Kabir, most of the people do not remember God when they are happy, but they only pray to God when they are in trouble.

They are all the same, huh? 

But he says that, if you remember God even during the time that you’re happy, then you will never know sorrow in any case, right?

​That’s what He said.
Is it true? Have you experienced? (Yes.) 

We could elaborate further, like for example in many developed societies, people worship God just like a ritual, like a habit or like a social norm: 

“We have to go to the church. Oh my God, I should have gone to the football field, but I have to go to the church because everybody else goes to the church.

If I don’t go to the church, at the day of my death the priest won’t come and pray for me. I have to pay tax to them so that when I die, some priest will come and read some prayers for me.” 
Picture

​​In the Buddhist discourse, the Buddha also said something like:

The poor people, they’re too poor, they’re too poor to remember God because they’re too preoccupied with survival. Maybe difficult to remember God.

But the reasonably poor, they remember God better. They pray almost all the time.

And the rich, difficult to remember God - He means Buddha Nature - to practice spiritually, for the rich, is difficult.

And he said, moreover, that if you know any rich person who practices spiritually, then that person is definitely a Bodhisattva re-incarnate. Yeah, the Bodhisattva incarnate, to help sentient beings or do some other noble job. He’s not truly a karma-laden person.


In the Bible, Jesus also mentioned that it’s very difficult for the rich person to go to Heaven, as difficult as a camel goes through the eye of the needle. 

Kabir says the same. 

He just put it in poem, and it’s more practical, and it’s easy to remember. And he’s always to the point, this guy. He’s a weaver, you know. I guess the name came from old times when everybody had different professions. Like goldsmith, we called them Mr.Smith before. So their name depended on their profession in ancient times. 

Now, so if we remember God always in times of happiness, then we won’t know sorrow. 

You guys have experience about that? We meditate, we recite God’s name all the time, and our sorrow’s less and less all the time. Is that not so? (Yes.)

Picture


​The next one
, stanza number two:

“Oh, how sad for him who’s asleep. In his grief, he doesn’t wake to weep. One whose dwelling is in the grave, in full ease he never can sleep.” 

​He feels sorry for people who’s asleep. ​

Sleep doesn’t only mean the physical. 

He means the guy who is not enlightened, who is always wallowing deep in the material existence, and doesn’t even yearn for God, doesn’t even want to know anything beyond the three meals and the clothes and some other comforts in life.

He feels very sorry for these people. Like even if their eyes are open all day, they are not awake.

And He says that “in his grief, he doesn’t wake to weep.” Kabir means, I guess He means that:

The people who are ignorant, who are so deep in the material existence, he doesn’t even know that he is in trouble. He doesn’t know that he’s in sorrow, in grief. 

He doesn’t even wake up to weep for his own grievance, because he doesn’t think it’s a grievance.

​He’s just a slave for the material world, and he works, he does everything at all just to serve the body. 
And he doesn’t think that is a grief, a grievance, or a trouble at all.

​That’s why he doesn’t even wake up to cry for himself or to feel sorry for himself or to find some way to get out of it. Nothing!


Because he doesn’t think it’s a grief.
Yeah? That’s why.

Picture

​
​“But one whose dwelling is in the grave, in full ease, he never can sleep.” See?

“The one whose dwelling is in the grave,” what does that mean? "in full ease, and he could not sleep."

He’s at ease, but he could not sleep because he lives in the grave. What does that mean? (He’s aware of his mortality.)

He’s aware of his mortality.

He’s aware that life is just as much as death - if you don’t know anything about God, you’re just living a life of shadow.

That’s why Jesus said, “Let the dead bury the dead.” He means those who are ignorant.

I just might as well call them dead, because they’re just walking and running and working. It’s just like a mindless person, a zombie, a dead person, a mechanical apparatus. 

He’s not truly alive. 
Because the life eternal is not awakened in him. So he just live like a corpse, a walking body.

But the one who knows that, the one who knows that he is just living in this graveyard, in the body, he is always awake. 

And it’s not like he’s ailing or he’s sick or anything. He’s fully at ease, but he’s always awake. He cannot sleep.

That’s what he means, I hope. 

Picture
Now, stanza number three:

“ ‘Why art thou asleep?’ says Kabir.

Sing of God’s glory, be awake. Death doth stand just over thy head for his daily rations intake.”

He asks the ordinary people outside, “Why you are sleeping? Why, why, why? You wake up, wake up quick, and sing the glory of God. "

Sing not with the mouth, no? You thinks? No!

"Be thou in the closet and pray in secret." That’s what it means by “Sing the glory of God.”

Or we may also sometimes sing “Halleluyah” or “God is Great” and all that stuff, but the main prayer, the main singsong, the main song that we sing to God is in silence. 

When we sing to God directly, and when we communicate with God directly, and sing to God with all our heart, without instrument, without even a word written - this is a secret song between us and God.

And God knows it, and we know it.

Now, “sing of God’s glory.” 

Be awake, just like what we’re doing, huh? 

We try to be awake anytime for God. Try to remember God even the middle of the night - all night, morning, evening, every time. 

​
I told you to remember God, no? And I even showed you how. 

It’s easy to say, “Oh, I must remember God, I should remember God.” But you have to know how. Because if you don’t know how, you just talk. 

Very difficult to remember God if you don’t know God. And you don’t know how to know God, to remember God, then it’s more difficult. 

Because he warned these ignorant people, he said "death is standing over your head and seeping his daily intake from you." 

Means he’s eating you up every day, bit by bit. "Daily, he’s standing over you all the time, eating you up."
Picture

Yeah, if you don’t remember God, then you are not protected.

You’re not focused on something above death, see, then you are at the death level, and he’s just standing nearby and eating you up alive.

He eats your energy.
He eats your time.
He eats your wisdom.
He eats your love.
He eats your compassion.

And then you’re just more tired, more tired daily, and then at the end, you have nothing. He eats you up alive.
​
And when you finally succumb to his power, that’s the time it’s too late. Then he takes over, he takes control of everything that you have or not have.

So if you remember God, that won’t happen, because you rise above him. 

He can only look up, “Hey, when will you come down?” You say, “Mmm! No!”

Picture
​This is stanza number four:

“ ‘Why art thou asleep?’ says Kabir again.

​Greatly thy sleep, may thee damage. When time maketh thundering sound, even Brahma’s throne starts to shake.”

Ah, he’s also sorry for the people again, so He calls one more time:

“Wake up! Don’t sleep. Don’t sleep. Because when you sleep, it might damage you, damage your soul.” You know, like the death will eat you up.

And He says, “When the time makes thundering sound…” 
​

What does that mean? (D: Death’s coming.) Yeah!

When your time is up, it’s like exploding all your being. Then you cry, and you feel very, very sorry, but it’s too late.

It is so shocking.

Even though everybody knows that at the end we will die, but nobody’s truly prepared for it. That’s why they’re always very shocked and very sorrowful when they die.

Most of the people, they don’t die peacefully. They struggle inside, outside. They cling to life, they want to stay alive.

The time of death comes to them it’s like thunder. It’s such a shocking event and news to the body, the mind of the mortals, of ordinary people.

Therefore He says, “Wake up now. Wake up now.”

Because even Brahma, Brahma’s throne, it’s supposed to be the highest in the three universes, but when the death comes, Brahma’s throne’s also shaken.

Such a very, very forceful event of a human being, that it seems the whole universe trembles at that time, because he’s not prepared to leave this world.

Why is he not prepared? He’s not prepared. Why is he not prepared? (D: Ignorant.) Yeah, he’s ignorant. That’s why he’s not prepared.

OK, but more graphic. (D: He doesn’t know there is a better world.) Yes, that’s right. He’s so scared, unprepared, because he doesn’t know anything else except this world. That’s correct.

So when he has to leave this world finally, it shook him all over, as if even the whole Three Worlds are trembling. You know, the throne of Brahma, that is the Third World. ​The whole Three Worlds are trembling, because he knows nothing else except this material existence. 

And although he knows that he’ll die anytime, he’s never prepared, because he’s so busy all day long, worrying about unimportant things. 

So when the time that the death knocks at his door, he totally was unprepared and shocked to the core of his being. 
Picture

​
​​Oh, yeah, that’s a pity. That’s why. That’s why Kabir said, “Wake up, wake up, it could damage you, your sleep.”

Sleep not only means physical body, but sleep of the mind. Ignorance. You don’t know other glorious worlds beyond this world.

That is a great pity.

Because we are given this physical human body so that we have a chance to find God. Because we have a chance to find God, we have opportunity as a human being.

That’s our birthright.

But if we don’t use it, we just really are as asleep in all this material comfort or discomfort, and we forget God.

And it’s a pity, so He keeps calling again and again, “Wake up, wake up, wake up!” But I don’t think many people listen to Him, or else you wouldn’t be here.

If you listen to Kabir at that time, I don’t think you’d come back here to listen to me, after He died.

Who knows? Or maybe you just came down from Heaven. Let’s hope so. You think? Who knows, some of you are.

[Continue in Part 2]


Spoken by Supreme Master Ching Hai
MP4-821 Rise Above Death 
https://youtu.be/kATSumtNx5g




NHỚ TỚI THƯỢNG ĐẾ  
​
[Phần 1]


Đây là một bài thơ của Ngài Kabir nói về nhớ tới Thượng Đế. Chị Hai đọc trước, lát nữa chúng ta sẽ biết làm gì.

Nó như vầy:

“Lúc buồn, ai cũng nhớ tới Thượng Đế, nhưng lúc vui, không ai. Những ai nhớ tới Thượng Đế trong lúc vui, thì làm sao buồn được? Ồ, buồn thay cho người đang ngủ. Khi buồn, họ không tỉnh dậy để khóc.

​Người nằm trong mồ, hoàn toàn dễ chịu, không bao giờ ngủ được.

Kabir hỏi: ‘Tại sao ngươi ngủ?’

Hãy ca ngợi sự huy hoàng của Thượng Đế, hãy tỉnh dậy. Sự chết đứng ngay trên đầu anh lấy khẩu phần cho nó mỗi ngày.”

Kabir hỏi: ‘Tại sao ngươi ngủ?’

Giấc ngủ của anh có thể làm hại anh rất nhiều. Khi thời gian dội tiếng như sấm động, ngay cả ngai của Phạm Thiên cũng bắt đầu rung rinh.

​Để qua một bên Ram yêu mến, người nào kính thương Thượng Đế xa lạ, người đó như con của gái lầu xanh không biết gọi cha là ai. Ăn cắp càng nhiều càng tốt thánh danh Ram trong kho tàng.

Tử thần sẽ nắm cổ ngươi và bóp nghẹt tất cả các kẽ hở của ngươi. Đạo Sư và Thượng Đế đứng cạnh nhau. Tôi nên sờ và lạy dưới chân ai?

Ồ, Đạo Sư, con xin hiến mình dưới chân ngài, vì Thượng Đế bảo con như vậy, Kabir nói.

Khi Thượng Đế giận dỗi, đến với Đạo Sư để được chở che. Nhưng khi Đạo Sư giận dỗi, không thể nào Thượng Đế giúp.”


Dỗi nghĩa là buồn, đúng không? Tâm thần không được vui, không thiện cảm với mình." 
Picture
Nào, chúng ta cùng nhớ tới Thượng Đế từng đoạn thơ một.

“Lúc buồn, ai cũng nhớ tới Thượng Đế, nhưng lúc vui, không ai. Những ai nhớ tới Thượng Đế trong lúc vui, thì làm sao buồn được?

Ngài nói rằng, theo Kabir, thì đa số người không nhớ tới Thượng Đế khi họ hạnh phúc, nhưng họ chỉ cầu Thượng Đế khi gặp khó khăn.

Ai cũng thế, phải không? 

Nhưng Ngài nói: Nếu ngươi nhớ tới Thượng Đế ngay cả những lúc sung sướng, thì dù thế nào, ngươi cũng sẽ không bao giờ biết buồn là gì. 

Đó là Ngài nói thế. 
Có đúng không? Quý vị có kinh nghiệm đó không? (Dạ.) 

Mình có thể giảng rộng ra chút nữa, thí dụ như trong nhiều xã hội văn minh, con người thờ Thượng Đế như nghi lễ mà thôi, giống như một thói quen hay một lề lối xã hội: 

“Ô-kê, mình phải đi nhà thờ. Trời ơi, lẽ ra tôi đi sân banh, nhưng tôi phải đi nhà thờ vì ai cũng đi nhà thờ. 

Nếu tôi không đi nhà thờ, khi tôi chết, ông linh mục ổng sẽ không chịu tới cầu nguyện cho tôi. Tôi phải đóng thuế cho nhà thờ để khi tôi chết, ông linh mục mới tới cầu kinh cho tôi.” 
​
Picture


​Trong bài giảng của Phật, Phật cũng nói đại khái như:

Người nghèo, họ nghèo khổ quá, quá nghèo để mà nhớ tới Thượng Đế vì họ quá bận rộn lo việc sống còn. Có thể khó lòng nhớ tới Thượng Đế.

Nhưng người tương đối nghèo, họ nhớ Thượng Đế dễ hơn. Gần như luôn luôn cầu nguyện.

Và người giàu có, khó lòng cho họ nhớ tới Thượng Đế, ý nói Phật Tánh, để mà tu hành, đối với người giàu, nó khó.

Và Ngài nói thêm là, nếu thấy người nào giàu có mà tu hành, thì người đó chắc chắn là Bồ Tát giáng trần, hiện thân của Bồ Tát, xuống độ chúng sanh hay làm công việc cao thượng nào đó. Họ thật tình không phải là người nặng nghiệp.


​Trong Thánh kinh, Chúa Giê-su cũng nói rất khó cho người giàu lên được Thiên đàng, khó như con lạc đà đi qua cái lỗ kim. Hiểu không?

Ở đây, Ngài Kabir cũng nói vậy.

Có điều Ngài làm thành một bài thơ, thực tế hơn và dễ nhớ hơn. Và Ngài luôn luôn nói thẳng. Ngài làm nghề thợ dệt. Chắc cái tên đến từ thời xưa khi người ta làm các nghề nghiệp khác nhau. Như là “goldsmith” [thợ kim hoàn] hồi trước, chúng ta gọi họ là Ô. Smith. Nên họ lấy tên tùy theo cái nghề của họ thời xưa.

​Rồi, bây giờ, nếu chúng ta luôn nhớ tới Thượng Đế những lúc vui vẻ, thì chúng ta sẽ không biết đau buồn.

Quý vị thể nghiệm thấy vậy không? Chúng ta tọa thiền, luôn luôn niệm danh Thượng Đế, và phiền muộn của chúng ta càng ngày càng ít. Có phải vậy không? (Dạ.)

Picture
Đoạn kế, đoạn thơ thứ hai:

“Ồ, buồn thay cho người còn ngủ. Khi buồn không thể tỉnh dậy để khóc. Người nằm trong mồ, hoàn toàn dễ chịu, họ không bao giờ ngủ được.”

Ngài thấy tội nghiệp cho những người đang ngủ.

Ngủ không chỉ có nghĩa về thể xác.

Ý Ngài là những người chưa khai ngộ, họ luôn chìm đắm trong đời sống vật chất, thậm chí không khát khao Thượng Đế, không muốn biết gì hơn ngoài ba bữa ăn và quần áo mặc và những tiện nghi khác ở đời.

Ngài thấy rất tội nghiệp cho những người này. Dù mở mắt cả ngày, họ cũng không tỉnh.

Ngài nói: “Khi buồn, không tỉnh dậy để mà khóc.” Chắc Kabir muốn nói là:

Những người vô minh, họ lún sâu trong đời sống vật chất, thậm chí không biết là họ đang gặp khó khăn. Họ không biết là họ đang trong sự khổ, sự phiền não.

​Thậm chí không tỉnh dậy nổi để mà khóc cho sự khổ đau của chính mình, vì họ không nghĩ đó là chuyện buồn.

​Họ chỉ làm nô lệ cho thế giới vật chất, họ làm việc, làm tất cả chỉ để mà phục vụ cho cái thân xác này. ​Họ không nghĩ đó là một sự đau buồn, phiền muộn, hay khó khăn gì cả.

Bởi vậy họ mới không tỉnh dậy để mà khóc thương cho chính họ, hoặc là cảm thấy tội nghiệp cho chính họ, hoặc tìm cách thoát ra khỏi đó. Không gì cả!

Bởi vì họ không nghĩ đó là sự khổ não.
Lý do là vậy.

Picture


“Nhưng người nằm trong mồ, hoàn toàn dễ chịu, họ không bao giờ ngủ được.” Thấy không?

“Người nằm trong mồ,” nghĩa là sao? "hoàn toàn dễ chịu, mà họ không thể nào ngủ được."

Họ thấy dễ chịu, nhưng khôngthể nào ngủ được, vì họ sống trong mồ. Nghĩa là sao? (Họ biết họ sẽ chết.)

Họ biết họ sẽ chết.

Họ nhận thức sự sống rõ ràng như sự chết – nếu không biết gì  về Thượng Đế, thì đời sống chỉ như là bóng tối.

Bởi vậy Chúa Giê-su mới nói: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết.” 
​ Ý Ngài nói đến những kẻ vô minh.

Chị Hai coi họ như là người chết, vì họ chỉ có đi, chạy, và làm việc, giống như người không trí óc, một cái thây, một người chết, một cái máy.

Họ không thật tình đang sống.
Bởi vì đời sống vĩnh cửu trong họ chưa thức dậy. Cho nên, họ chỉ sống như một xác chết, một cái thân thể đi lại vậy thôi.

Nhưng người nào biết rằng họ chỉ đang ở trong cái nghĩa địa này, trong thân xác này, người đó luôn tỉnh thức.

Không phải là họ ốm đau hay bệnh tật hay gì – họ hoàn toàn dễ chịu, nhưng họ luôn luôn tỉnh. Không ngủ được.

Chị Hai hy vọng ý Ngài là vậy.

Picture
Bây giờ là đoạn thơ thứ ba.

"Kabir nói: ‘Tại sao anh ngủ?’

​Hãy ca ngợi sự huy hoàng của Thượng Đế, hãy tỉnh dậy. Sự chết đứng ngay trên đầu anh, lấy khẩu phần cho nó mỗi ngày.”


Ngài hỏi người thường ngoài kia: “Tại sao lại ngủ? Tại sao, tại sao, tại sao? Tỉnh dậy mau, hãy ca ngợi sự huy hoàng của Thượng Đế. "

Ca ngợi đâu phải bằng miệng, phải không? Không!

"Hãy ngồi trong tủ kín và cầu nguyện trong bí mật." Ý nghĩa của "Ca ngợi sự huy hoàng của Thượng Đế” là vậy đó.

Đôi khi chúng ta cũng hát “Halleluiah” ca ngợi Chúa hay bài “Thượng Đế vĩ đại” này kia, như lời cầu nguyện chính, bài ca chính, là khi chúng ta hát cho Thượng Đế trong yên lặng.

Khi chúng ta hát ca ngợi Thượng Đế trực tiếp, khi chúng ta trực tiếp câu thông với Thượng Đế và ca ngợi Thượng Đế với tất cả tấm lòng, không cần nhạc cụ, không một chữ viết xuống - ​đây là bài ca thầm kín giữa mình với Thượng Đế.

​Thượng Đế biết, và chúng ta biết.

Nào, “ca ngợi sự huy hoàng của Thượng Đế.”

Hãy tỉnh thức, giống như chúng ta bây giờ đây.

Chúng ta cố gắng tỉnh thức bất cứ lúc nào vì Thượng Đế. Cố tưởng nhớ Thượng Đế ngay cả giữa khuya – suốt đêm, sáng, tối, luôn luôn.

Chị Hai bảo quý vị nhớ tới Thượng Đế, phải không? Lại còn chỉ quý vị làm cách nào để nhớ Ngài.

Nói thì dễ: “Ồ, tôi phải nhớ tới Thượng Đế, tôi nên nhớ tới Thượng Đế.” Nhưng quý vị phải biết cách chứ. Bởi vì nếu quý vị không biết cách, chỉ nói suông thôi.

Rất khó mà nhớ Thượng Đế nếu mình không biết Thượng Đế. Và không biết cách để nhận biết Thượng Đế, để tưởng nhớ Thượng Đế, thì lại càng khó hơn.

Ngài đã cảnh báo những người vô minh này: "sự chết đang đứng trên đầu các ngươi, đang rút lấy dần từ ngươi mỗi ngày."

Nghĩa là nó đang ăn sạch họ mỗi ngày một chút. "Mỗi ngày, nó luôn đứng trên đầu mình, ăn sạch mình."
Picture

​Nếu không nhớ tới Thượng Đế, thì quý vị không được bảo vệ.

Quý vị không tập trung vào thứ gì bên trên sự chết, thì quý vị đang ở tại mức độ của sự chết, và nó cứ đứng gần đó ăn tươi nuốt sống mình.

Nó ăn sức lực của mình.
Ăn thời gian của mình.
Ăn trí huệ của mình.
Ăn tình thương của mình.
Ăn lòng từ bi của mình.

Rồi mỗi ngày mình mỗi mệt thêm, cuối cùng mình không còn gì nữa. Nó ăn tươi nuốt sống mình.

Cuối cùng mình ngã gục trước lực lượng của nó, lúc đó thì trễ rồi. Nó đã tiếp quản mình rồi, kiềm chế tất cả những gì mình có và không có.

Nếu quý vị nhớ tới Thượng Đế, thì chuyện đó sẽ không xảy ra, vì quý vị đã vượt lên trên nó.

​Nó chỉ có thể nhìn lên: “Ê, chừng nào anh xuống?” Quý vị nói: “Không đâu!” 

Picture
Đây là đoạn thơ thứ tư:

“Kabir lại nói: ‘Tại sao anh ngủ?’

Giấc ngủ của anh có thể làm hại anh rất nhiều. Khi thời gian dội tiếng như sấm động, ngay cả ngai của Phạm Thiên cũng bắt đầu rung rinh.”

Ngài tội nghiệp cho con người nữa. Và Ngài kêu gọi một lần nữa: “Hãy tỉnh dậy! Đừng ngủ. Đừng ngủ. Bởi khi ngươi ngủ, nó có thể làm hại ngươi, làm hại linh hồn ngươi.” Giống như sự chết sẽ ăn sạch anh.

Và Ngài nói: “Khi thời gian dội tiếng như sấm động…”

Nghĩa là sao? (D: Sự chết sắp sửa đến.) Phải!

Khi thời gian ở đây của mình đã hết, con người mình như nổ tung cả. Rồi mình khóc lóc, cảm thấy vô cùng hối tiếc, nhưng quá trễ rồi.

Nó quá kinh hãi.

Mặc dù ai cũng biết là cuối cùng họ sẽ chết, nhưng không ai thật sự sẵn sàng cho chuyện đó. Bởi vậy họ luôn giật mình kinh hãi và vô cùng buồn bã khi họ chết.

Đa số người không chết một cách an bình. Họ giằng co ở bên trong, bên ngoài. Họ bám vào sự sống, họ muốn sống.

Giờ phút ra đi đến với họ giống như sấm động, là một biến cố, một cái tin khiếp sợ đối với thân thể, với tâm trí của người phàm, của người thường.

Thành thử Ngài nói: “Hãy tỉnh dậy. Tỉnh dậy ngay.”

Vì ngay cả Phạm Thiên, ngai của Phạm Thiên, lẽ ra là cao nhất trong tam giới, mà khi sự chết tới, ngai của Phạm Thiên cũng phải rung rinh.

Biến cố đó của con người thì vô cùng mạnh mẽ, đến độ tưởng như toàn thể vũ trụ lúc đó rung rinh, bởi vì họ không chuẩn bị để rời bỏ thế giới này.


​Tại sao không chuẩn bị? Họ không có chuẩn bị. Tại sao không chuẩn bị? (Vô minh.) Phải, họ vô minh, vì vậy mà họ không có chuẩn bị.

Nhưng nói rõ hơn đi. (Họ không biết có một thế giới tốt hơn.) Đúng rồi. Họ sợ hãi quá, không sẵn sàng, vì họ không biết gì khác ngoài thế giới này. Cái đó đúng.

Thành ra khi phải lìa đời, họ giật mình kinh hãi, ngay cả Tam giới cũng rung rinh. Ngai của Phạm Thiên, đó là thế giới thứ ba. Cả Tam giới đều rung chuyển vì họ không biết gì hơn ngoại trừ cái đời sống vật chất này.

​Dù biết là họ sẽ chết bất cứ lúc nào, họ không bao giờ sẵn sàng, vì cả ngày họ quá bận rộn, lo lắng toàn những chuyện không quan trọng.

Rồi khi sự chết gõ cửa, họ hoàn toàn không chuẩn bị và kinh hãi đến tận xương tủy.
Picture

​
​Thật là tội nghiệp. Lý do là vậy. ​Vì thế Kabir mới nói: “Tỉnh dậy, tỉnh dậy, giấc ngủ của anh có thể làm hại anh.” 

Ngủ không chỉ là ngủ về thể xác, mà ngủ về tinh thần. Vô minh. Không biết đến những thế giới huy hoàng khác ngoài thế giới này.

Đáng tiếc vô cùng.

Bởi vì chúng ta được ban cho thân thể vật chất này để có cơ hội tìm Thượng Đế. Vì chúng ta có được cơ hội tìm Thượng Đế, làm người chúng ta có cơ hội.

Đó là quyền bẩm sinh của mình.

Nhưng nếu không dùng nó, thì mình chỉ say ngủ trong những tiện nghi vật chất dễ chịu hay không dễ chịu này mà quên đi Thượng Đế.

Đáng tiếc lắm, cho nên Ngài mới gọi hoài, gọi hoài: “Tỉnh dậy, tỉnh dậy, tỉnh dậy!” Nhưng chị Hai nghĩ là không có nhiều người nghe, nếu không, quý vị không có ở đây.

Nếu quý vị nghe lời Kabir hồi đó, thì chắc đã chẳng trở lại đây mà nghe tôi nói, sau khi Ngài chết.

Biết đâu được? Hay có thể quý vị vừa mới trên Thiên đàng xuống. Hy vọng vậy ha? Quý vị nghĩ? Ai biết được, một số quý vị là như vậy.

[Xem tiếp Phần 2]


Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Protection
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • While On The Path
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Testimonies
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
    • Photography
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • The Path
    • The Lifestyle
    • Music & Poetry >
      • Songs (English)
      • Songs (Aulacese)
      • Poetry
      • Music & Dramas
  • QUAN YIN METHOD
    • Reading
    • Videos
  • LINKS
    • OUR CENTERS' CONTACT
    • ĐÀI THUYET MINH AU LẠC
    • ĐÀI PHỤ ĐỀ AU LẠC
    • SUPREME MASTER TV
    • SUPREME MASTER NEWS
    • Contact