The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

Zen Master Vạn Hạnh

12/28/2020

 
The Saints
Picture
11th Century National Master Vạn Hạnh:
Bringing Peace to the People and the Land
SHOW: ENLIGHTENING ENTERTAINMENT
WEEK 93 – EPISODE 649
AIRDATE: Tuesday, June 24, 2008



ZEN MASTER VẠN HẠNH


​Master Vạn Hạnh had contributed to the founding of an exemplary dynasty in terms of morality and promoted spirituality in the lives of his people, bringing about a peaceful era in the history of Âu Lạc.

Master Vạn Hạnh was born in Cổ Pháp village, Bắc Ninh province, north Âu Lạc (Vietnam). He was born in a prestigious and affluent family that highly revered Buddhist teachings. Exceptionally brilliant from a young age, he was well-versed in three major religions at that time in Âu Lạc, namely, Confucianism, Taoism, and Buddhism. Although vastly talented and learned, he considered career and fame as fleeting matters. At age 21, he became a renunciate and practiced spiritually under the guidance of the Venerable Thiền Ông at the Sixth Patriarch Temple, also known as Tiêu Sơn Pagoda, situated on the Tiêu Mountain in Bắc Ninh province, north Âu Lạc (Vietnam).
 
Master Thiền Ông belonged to the 11th generation of  the Vinitaruci  lineage, the very first Zen lineage in Âu Lạc. Master Vinitaruci was an Indian of the Brahmin caste. In the year 574, in the Sikong Mountain, China, due to good affinity, Master Vinitaruci was initiated by Master Sengcan, the Third Patriarch of Zen, who advised him to go southward to promote Truth teachings.
 
In 580, Master Vinitaruci went to Âu Lạc and stayed at the Pháp Vân Pagoda (also called the Dâu Pagoda), in the Thuận Thành district, Bắc Ninh province. There he gave initiation to his one and only disciple, Master Pháp Hiền. The Vinitaruci lineage, also known as Nam Phương or Pháp Vân lineage, believes that spiritual practitioners are not be attached to outer language, and considers initiation the main focus. This Zen lineage was regarded to be akin to the Aulacese (Vietnamese) national characteristic and close to the hearts of the people of that time, because the emphasis was not vast knowledge of the scriptures, but more on the application during daily life.
 
Master Vạn Hạnh belonged to the 12th generation of Vinitaruci Zen lineage. After his master passed on, the Venerable Vạn Hạnh was the successor at the temple. He further concentrated on practicing Dharani Samadhi (Dharani means mantra), a method of reciting holy mantras. As a result of his spiritual practice, Master Vạn Hạnh was able to clearly understand many things, and since then, people took his words as prophecies because they often could verify these to be true.
 
The following story illustrates in part the compassion and perfect wisdom of Master Vạn Hạnh. One time, there was a man who wanted to harm him, but Master Vạn Hạnh already knew in advance, so he sent for someone to show that person a verse.
 
“Earth and wood together form metal and mountain
Why is the plan to harm concealed within?
Now my heart is in deep sorrow
But later I shall mind no longer.”

 
The two words “earth” and “wood” together form the word “Đỗ,” while the words “mountain” and “metal” together form the word “Ngân.” The Master had subtly pointed out the exact name of the man, “Đỗ Ngân,” which made this person feel so scared and in awe at the same time that he immediately abandoned the plan to harm the Master. Just by using gentle verses, Master Vạn Hạnh showed that we can change people’s hearts for the better without any need for force.
 
Being very wise and far-sighted, Zen Master Vạn Hạnh was often consulted by King Lê Đại Hành in national matters. After King Lê Đại Hành passed away, his sons were vying for the throne. The court was in turmoil, and the people were suffering. When the incumbent King Lê Long Đĩnh unexpectedly passed on, his son was too young to succeed him on the throne. In the face of calamity, Master Vạn Hạnh and imperial court’s officials aided in enthroning Lý Công Uẩn, then a general under the Lê dynasty, to stabilize the country.
Lý Công Uẩn had lived in the temple since his childhood and was remarkably intelligent. The first time seeing Lý Công Uẩn, Master Vạn Hạnh already recognized the child’s extraordinary appearance and realized immediately that this was a noble person. Lý Công Uẩn was taught by Master Vạn Hạnh and became a young man immersed in Buddhism, wise and virtuous.
 
As an adult, Lý Công Uẩn was appointed to serve as the chief commander of palace guards. During the reign of King Lê Long Đĩnh, many strange phenomena occurred everywhere. Master Vạn Hạnh helped explain through a verse.
 
“In just three months,
The guard commander will be enthroned
On the tree has imprinted the word nation
Everyone is going to meet
A saintly king titled Divine Virtue.”

 
During that time of turbulence in the nation, Master Vạn Hạnh also composed a widely circulated poem to calm and comfort the people.
 
“The root of Lê has submerged in the northern sea
The young sprout of Lý is growing under the southern sky
Weapons shall disappear in four directions
Peace shall prevail in eight realms.”

 
According to historical accounts, the day the Lê dynasty peacefully renounced the throne and Lý Công Uẩn ascended as king, Master Vạn Hạnh was leisurely having tea at the Six Patriarch Temple. The Master already knew of this in advance and informed everyone in the temple. They quickly went to the imperial capital to find out what happened, and indeed, it turned out to be exactly as the Master had said.
 
Upon becoming king, Lý Công Uẩn was known as Lý Thái Tổ, and beseeched Master Vạn Hạnh to be the National Master. In the Aulacese tradition, National Master is an honorable title bestowed upon a highly venerated monk to become the teacher spiritually guiding the court and the entire nation.
 
After Lý Công Uẩn’s enthronement in 1010, Master Vạn Hạnh advised the king to move the capital from Hoa Lư to La Thành and to change the name to Thăng Long (Ascending Dragon) because the geography there had the position of rolling dragon and sitting tiger, with favorable mountains and rivers. The land was vast and flat, high and unobstructed, without much risk for natural disasters. Master Vạn Hạnh himself overlooked the construction of Thăng Long. He made sure people dig wide lakes, large canals, and grand levees. Since then Thăng Long became the capital of many future dynasties. It is still a relic of historical treasure of the Aulacese people.
​
The Lý dynasty reigned for more than 200 years, continuously with 9 generations of monarchs, leading the nation to a period of rich civilization. It can be said that this was one of the eras in which Buddhism was the most thriving in Âu Lạc. King Lý Thái Tổ allowed lectures of Buddhist teachings in the imperial city so that people could come listen to them. He dispatched envoys to China to request for holy scriptures, and decreed support to many monks and nuns.

The king also helped construct and renovate many temples. The Six Patriarch Temple during the time of Master Vạn Hạnh was a Zen center training high level monks. It also supplied scriptures for other temples in the nation. Under the guidance of an enlightened national master, the seeds of spirituality spread far and wide during that time. As historian Lê Văn Hưu, author of “Đại Việt Historical Chronicles,” the first Aulacese history book, recorded: “Half the people were monks and nuns; everywhere in the nation there were temples.”

National Master Vạn Hạnh not only helped to strengthen the Lý dynasty to pacify the people and govern the nation, to promote Buddhism and stabilize the imperial capital, he was also the spiritual beacon for all people, as a father with unconditional love. Furthermore, Master Vạn Hạnh also contributed to Aulacese literature with his poems of prophecy and verses.
 
After completing his unparalleled mission, when all people were enjoying an era of sublime prosperity in the nation, Master Vạn Hạnh departed from our world. It was on the full moon of May in 1025, at the Six Patriarch Temple. With a perfectly harmonious heart of an enlightened being who had profoundly realized the ephemeral nature of this world, he called his disciples to convey his last advice through this verse:
 
“The human body is like a flicker of lightning, here and gone
Spring foliage blossoms only to wither in autumn
Fear not the rise and decline in life
All is but morning dewdrops on a blade of grass.”

 
In gratitude to the Master’s virtues, King Lý Nhân Tông in the next generation composed this verse to praise him:
 
“Vạn Hạnh’s knowledge of the three worlds was perfect
His words were ancient prophecies
Cổ Pháp was the Master's hometown
He strengthened the nation with his Zen staff”

 
In his virtuous and spiritual way of life, National Master Vạn Hạnh offered compassion and wisdom to bring peace to his nation. He was a shining example that a true spiritual practitioner can help bring enlightenment, talents and insights to benefit the land and the people. When spirituality is an integral part of people’s lifestyle, citizens can be stable and happy in their work and lives. This truth appeared clearly through the great contribution of National Master Vạn Hạnh, leading to one of the most prosperous and peaceful eras in the history of Âu Lạc.
Picture

QUỐC SƯ VẠN  HẠNH


Ngài Vạn Hạnh đã góp công trong việc khai sáng một triều đại mẫu mực về đạo đức, phát huy đời sống tâm linh của muôn dân, dựng nên một thời đại thái bình trong lịch sử Âu Lạc.
​
Thiền Sư Vạn Hạnh người làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, miền Bắc Âu Lạc. Ngài sinh trưởng trong một gia đình đại thế tộc tôn sùng Phật giáo. Từ thuở thiếu thời Ngài đã thông minh xuất chúng, và tinh thông tam giáo của nước ta thời bấy giờ là Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo. Tuy tài cao học rộng, nhưng Ngài xem công danh như chuyện phù vân. Năm lên 21 tuổi, Ngài xuất gia theo Đức Thiền Ông tu hành tại Chùa Lục Tổ, nay còn có tên là Tiêu Sơn Tự, tọa lạc trên núi Tiêu, thuộc tỉnh Bắc Ninh, miền Bắc Âu Lạc (Việt Nam).
 
Sư Thiền Ông thuộc thế hệ thứ 11 dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, là dòng thiền đầu tiên tại Âu Lạc. Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người Ấn thuộc dòng dõi Bà La Môn. Năm 574, trên núi Tư Không, Trung Hoa, do duyên lành Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã được Tam Tổ Tăng Xán của Thiền tông truyền Tâm Ấn và khuyên đi về phương Nam hoằng hóa.
 
Năm 580, Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Âu Lạc, ngụ tại Chùa Pháp Vân (tức Chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, truyền Tâm Ấn cho vị đệ tử duy nhất là Thiền Sư Pháp Hiền. Phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, còn gọi dòng Nam Phương, hoặc dòng Pháp Vân, chủ trương tu hành không chấp vào ngôn ngữ, đồng thời lấy việc Tâm Ấn làm trọng tâm. Đây là một phái thiền được xem là mang nhiều dân tộc tính, gần gũi với người dân vào thời bấy giờ vì không chú trọng vào kiến thức kinh điển cao siêu, mà vào việc thực hành trong đời sống thường nhật.
 
Sư Vạn Hạnh thuộc thế hệ thứ 12 dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau khi Sư Thiền Ông viên tịch, Ngài Vạn Hạnh nối nghiệp trụ trì và chuyên tâm tu tập thêm Tổng trì tam ma địa (còn gọi là Đà la ni tam muội), một pháp niệm mật ngữ. Từ kết quả tu hành, Sư Vạn Hạnh quán triệt được nhiều sự việc, và kể từ đó, dân chúng đều xem những lời Ngài nói là sấm ngữ vì thường được ứng nghiệm.
 
Câu chuyện sau đây cho ta thấy phần nào lòng từ ái và trí huệ viên thông của Ngài Vạn Hạnh. Bấy giờ có người muốn hại Ngài, nhưng Sư Vạn Hạnh đã biết trước nên cữ người mang đến một bài kệ như sau:
 
“Thổ, Mộc tương sinh Kim với Cấn
Cớ sao mưu hại giấu trong thân
Lúc này lòng ta buồn bã vô cùng
Nhưng về sau ta chẳng bận lòng.”

 
Hai chữ Thổ và Mộc hợp lại thành chữ Đỗ, hai chữ Cấn và Kim hợp lại thành chữ Ngân, Ngài vi tế nêu lên tên Đỗ Ngân khiến người này kính sợ, bỏ ngay ý định mưu hại. Chỉ qua những lời thơ nhẹ nhàng, Ngài Vạn Hạnh đã là một tấm gương cho thấy chúng ta có thể cảm hóa được lòng người mà không cần dùng vũ lực.
 
Với khả năng nhìn xa hiểu rộng, Thiền Sư Vạn Hạnh thường được vua Lê Đại Hành thỉnh ý trong việc quốc sự. Tuy nhiên, sau khi Vua Lê Đại Hành băng hà, các con tranh giành ngôi vua, triều đình tương tàn, dân tình lầm than. Khi vua Lê đương thời là Lê Long Đĩnh bất ngờ qua đời, con còn thơ dại không thể nối nghiệp. Trong cơn nguy biến ấy, Thiền Sư Vạn Hạnh đã cùng quan tướng triều đình trợ giúp Lý Công Uẩn, lúc đó là tướng nhà Lê, lên ngôi để ổn định đất nước.
 
Lý Công Uẩn sống trong chùa từ thuở còn thơ, bản chất thông minh đỉnh ngộ. Sư Vạn Hạnh khi trông thấy cậu bé này lần đầu tiên, nhận ra dung mạo khác thường, biết ngay đây là một quý nhân. Lý Công Uẩn được sự dạy dỗ của Sư Vạn Hạnh, trở thành một thanh niên thấm nhuần Phật pháp, trí đức vẹn toàn.
 
Khi trưởng thành, Lý Công Uẩn được phong làm Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Suy Sứ trong triều. Vào thời gian này, khi vua Lê Long Đĩnh trị vì, khắp nơi đã hiện lên nhiều điềm lạ. Sư Vạn Hạnh diễn giải qua một bài kệ:
 
“Trong vòng ba tháng nữa,
Thân Vệ sẽ lên nối ngôi
Cây đà in chữ quốc
Đất nước mười ra đi
Gặp Thánh Chúa hiệu Thiên Đức.”

 
Trong bối cảnh hoang mang đó của đất nước, Sư Vạn Hạnh cũng đã sáng tác một bài thơ được lưu truyền để trấn an dân gian:
 
“Gốc Lê chìm bể Bắc
Chồi Lý mọc trời Nam
Bốn phương tan giáo mác
Tám cõi được bình an”.
 
Sử ghi lại rằng vào ngày nhà Lê thoái vị trong sự an bình, Lý Công Uẩn được lên ngôi thiên tử, lúc đó Thiền Sư Vạn Hạnh đang ung dung uống trà ở Chùa Lục Tổ. Thiền Sư đã biết trước việc này và cho mọi người trong chùa biết. Họ vội vàng lên kinh đô để tìm hiểu sự tình, thì quả đúng như lời Thiền Sư đã dạy.
 
Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn lấy hiệu là Lý Thái Tổ, thỉnh Thiền Sư Vạn Hạnh làm Quốc Sư. Trong truyền thống Âu Lạc, Quốc Sư là danh hiệu ban cho một bậc cao tăng được phong làm vị thầy hướng dẫn tinh thần cho triều đình và cho cả nước.
 
Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào năm 1010, Thiền Sư Vạn Hạnh đã khuyên vua dời đô Hoa Lư ra La Thành và đổi tên thành Thăng Long vì địa lý nơi đây có thế rồng cuốn hổ ngồi, núi sông thuận lợi, đất rộng và phẳng, cao và thoáng, không lo ngại ảnh hưởng của thiên tai. Chính Ngài Vạn Hạnh đã trông nom việc xây cất Thăng Long thành. Ngài cho đào hồ rộng, kênh lớn, xây đê điều vĩ đại. Thành Thăng Long từ đó trở thành kinh đô của biết bao triều đại về sau, và đến nay vẫn là di tích lịch sử quý báu của người dân Âu Lạc. 
 
Nhà Lý trị vì hơn 200 năm, nối tiếp nhau 9 đời vua, đưa đất nước tiến vào một giai đoạn văn minh trù phú. Có thể nói đây là một trong những giai đoạn Phật giáo được hưng thịnh nhất tại Âu Lạc. Vua Lý Thái Tổ ban phép tổ chức giảng dạy Phật pháp trong nội thành để dân chúng đến nghe giáo lý. Nhà vua phái người sang Trung Hoa thỉnh kinh, và ban chiếu chỉ trợ giúp rất nhiều tăng chúng.

​Nhà vua cũng cho xây dựng và trùng tu rất nhiều ngôi chùa. Chùa Lục Tổ vào thời Sư Vạn Hạnh là thiền viện đào tạo cao tăng, đồng thời cung cấp kinh sách cho nhiều chùa khác trong đất nước. Với sự dẫn dắt của một vị quốc sư giác ngộ, hạt giống tâm linh đã lan rộng khắp nơi vào thời bấy giờ. Như sử gia Lê Văn Hưu, tác giả bộ “Đại Việt Sử Ký,” bộ quốc sử đầu tiên của Âu Lạc đã viết: “Nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền.”
 
Quốc Sư Vạn Hạnh không chỉ giúp triều đình nhà Lý vững mạnh, qua cách an dân trị quốc, quảng bá Phật pháp, và ổn định kinh đô, Ngài còn là điểm tựa tinh thần cho muôn dân như một người cha thương yêu vô điều kiện. Thêm vào đó, Sư Vạn Hạnh còn đóng góp cho nền văn học của Âu Lạc với các bài sấm ký và kệ của Ngài.
 
Sau khi hoàn thành sứ mệnh vô song này, giữa lúc mọi người đang an hưởng một thời đại cực thịnh của dân tộc, Thiền Sư Vạn Hạnh viên tịch. Hôm đó nhằm ngày rằm tháng 5 năm 1025, ở chùa Lục Tổ, với tâm hồn viên dung của một bậc đã liễu ngộ sâu xa lẽ vô thường trong chốn trần gian, Ngài gọi môn đồ đến dặn dò qua bài kệ:
 
“Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu héo hon
Nhìn cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi
Thịnh suy ngọn cỏ giọt sương hồng.”

 
Trân quý đức hạnh của Thiền Sư, vua Lý Nhân Tông vào đời sau đã có bài kệ ca tụng Ngài:
 
“Vạn Hạnh thông suốt ba cõi
Đúng như lời tiên tri cổ xưa
Quê hương thiền sư là Cổ Pháp
Ngài chống gậy thiền trấn giữ kinh vua”

 
Với cuộc sống đạo hạnh, Quốc Sư Vạn Hạnh đã mang tấm lòng từ bi và trí huệ để mang thanh bình đến cho xứ sở. Ngài là một tấm gương sáng cho thấy rằng một bậc tu hành chân chính có thể mang sự khai ngộ và tài trí để ích quốc lợi dân. Khi đời sống tâm linh được thấm nhuần trong đời sống thì người dân mới an cư, lạc nghiệp. Chân lý này đã được thể hiện một cách minh bạch qua công nghiệp vĩ đại của Quốc Sư Vạn Hạnh, dẫn đến một trong những triều đại hưng thịnh và thái bình nhất trong lịch sử Âu Lạc (Việt Nam). 

Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine