The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Protection
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • While On The Path
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Testimonies
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
    • Photography
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • The Path
    • The Lifestyle
    • Music & Poetry >
      • Songs (English)
      • Songs (Aulacese)
      • Poetry
      • Music & Dramas
  • QUAN YIN METHOD
    • Reading
    • Videos
  • LINKS
    • OUR CENTERS' CONTACT
    • ĐÀI THUYET MINH AU LẠC
    • ĐÀI PHỤ ĐỀ AU LẠC
    • SUPREME MASTER TV
    • SUPREME MASTER NEWS
    • Contact

Venerable Ngô Minh Chiêu

12/28/2020

 
The Saints
Picture
​Ngô Minh Chiêu, Vị Sáng Lập Cao Đài Giáo
​Ngô Minh Chiêu, Founder of Cao Đài Religion

Today, we will introduce you to another vegan hero whose way of life continues to have a huge impact on the lives of many people, not to mention the hundreds of millions of animals whose lives he has saved. His name is Ngô Minh Chiêu.

Over 80 years ago, a new religion was founded with the name Cao Đài in the country of Âu Lạc (Vietnam) and has quickly grown to become the third largest religion in this country. Cao Đài recognizes that the ultimate goal of all true religions is the same; to teach humankind to live peacefully and compassionately with all sentient beings, and to realize our divine origin.

Cao Đài is also called The Third Great Era of Salvation, because according to the followers of Cao Đài, throughout human history, God has twice offered salvation. 
 
In the old times, people lived scattered about and had limited means of communication, so God sent down many prophets to different regions of the world to transmit Hiers Divine Truth to elevate humankind.

Presently, the means of communication have greatly improved, however, the differences in languages is still a barrier to the unification of all humanity. As a result, God decided to unite all religions of the world and chose one high-minded individual to establish Cao Đài to offer salvation for the third time.

The term Cao Đài literally means "Supreme Palace", referring to the place where God reigns over the universe, and was also the name God used to impart Hiers divine instructions in the creation of Cao Đài Followers of Cao Đài believe that Venerable Ngô Minh Chiêu was chosen by God to establish the Cao Đài religion.

It was believed that God directly transmitted the teachings and method of practice to Venerable Ngô Minh Chiêu until he attained the ultimate self-realization and became the founder of Cao Đài religion in Âu Lạc (Vietnam).
 
Ngô Minh Chiêu was born in 1878 in Sài Gòn, now known as Hồ Chí Minh City. It is said that as a baby, he never drank his mother’s milk; instead he was fed with rice porridge.  
 
Although he came from a poor family, his brilliance earned him scholarships, which allowed him to continue his studies at Chasseloup-Laubat High School in the city of Sài Gòn until he graduated, and quickly obtained a position as secretary in the Immigration Office. He eventually advanced to the position of governorship in Tân An Province.

As a very filial son, Ngô Minh Chiêu took good care of his parents. When his mother was seriously ill, he washed his mother’s clothes because he worried that his wife might neglect it.

During this period, Ngô Minh Chiêu often attended spiritist sessions to obtain a cure for his sick mother. Spiritist seance is a method of communication with spiritual realms that began in ancient Asia.
 
In 1919, his mother fell ill again, and Venerable Ngô Minh Chiêu attended spiritist sessions to ask for a remedy, but only to receive a message that his mother’s time was up. Indeed, at year’s end, his mother passed away.

After a period of mourning, Ngô Minh Chiêu asked to transfer to Hà Tiên, a moutainous area that is both beautiful and mysterious. Here, Governor Chiêu often went to Thạch Động grotto to participate in spiritist sessions, and received many messages from deities encouraging him to practice spiritually. Among these was a deity who called herself Ngô Kim Liên and gave him the following verses:

Swallows call amid the Autumn
That Heaven and earth is still far apart
Uneven is the road to the Western Paradise
Practice now to become a true gentlemen.

 
“A gentleman” here indicates a sage or a saintly person. This message was to encourage Ngô Minh Chiêu to practice spiritually to return to his original noble position in the Western Paradise.
 
In fact, Ngô Minh Chiêu had long been interested in spirituality, and was well versed in both Eastern and Western religious philosophy, but had not met any living teachers whom he wished to follow. He often said that he wouldn’t study with any human teacher, but only with a divine master.
 
In 1920, Ngô Minh Chiêu was appointed as governor of  Phú Quốc. There, he often went to Quan Âm pagoda in Dương Đông Mountain to attend spiritist sessions. The people of Phú Quốc were very surprised, because previously, it took them several seances before they could contact a deity but ever since he came to participate, deities were always present.
 
One day, in a spiritist session held on Feb 1921, a Supreme Being, assuming the name “Cao Đài,” contacted Governor Chiêu and asked him to commit to ten days of veganism a month in order to receive spiritual teaching, but Governor Chiêu hesitated, “I am now a government official, often invited by other officials to lunches and banquets.
If I commit to ten days of veganism but do not follow through I sin against God and Buddhas...”  

 
He decided to tell this to the Supreme Being Cao Đài, but in the next spiritist session, God decreed:

“Chiêu! Three years of vegetarianism (veganism).”
 
Ngô Minh Chiêu replied, “If you say so, I must abide, but please bless me, and if I can keep it, you must let me see my spiritual attainment.”

The Supreme Cao Đài told Ngô Minh Chiêu to just call him Master and accepted the divine messages. Governor Chiêu started to keep a vegetarian (vegan) diet and officially became a disciple of Master Cao Đài.
Picture
After Reverend Ngô Minh Chiêu became a disciple of his ascended Master, the Supreme Being, he hadn’t yet learned the proper method of worship. 

Thus, one day, his Master told him to think of a symbol for worshiping purpose. But since God is invisible and indefinite, after a week, Reverend Ngô Minh Chiêu still couldn’t figure out an appropriate representation.

Then one morning, while he was sitting in his hammock, a huge eye appeared in front of him, just a few meters away. It shone very brightly, gazing straight at him. Venerable Ngô Minh Chiêu then prayed to God, “If you want me to use this to represent you, please let it vanish immediately.”

The eye faded and disappeared, but Venerable Ngô Minh Chiêu still wasn’t convinced. Two days later, this Divine Eye appeared to him again, and by then he understood God’s will. He painted a picture of what he saw and the Divine Eye became the representation of God in all Cao Đài’s holy temples.
 
Since becoming Master Cao Đài’s disciple, Reverend Ngô Minh Chiêu was granted the special privilege of direct communication with his ascended Master. His Master then transmitted a method of practice and told him to keep it a secret until he has attained enlightenment.

​His spiritual practice required him to keep a pure vegetarian (vegan) diet and abstain from earthly desires. Oftentimes, instead of resting after work,
he would spend that time in meditation.
 
Although he was governor, Reverend Ngô Minh Chiêu led a simple and modest life. As a governor, he must be properly attired in public, but at home, he dressed plainly. He did not like to indulge in luxurious food, but ate very simply. In his room, there was just an altar to worship his ascended Master, a small table for dinner, and a meditation chair.

Governor Chiêu did a lot of charity work, but he always kept it very discreet and tactful. When he knew of some very poor people in the district, he pretended to ask them to do some work at his house, then paid them more than the normal labor fee.

At night, he often disguised himself as a commoner, and went into the village and markets, observing the livelihood of the people in his province in order to better understand them and offer help as needed.

​Sometimes at night, he would discreetly slip money through the doors of the unfortunate. Inhabitants of Phú Quốc Province still recount the stories of Reverend Ngô Minh Chiêu’s loving heart. ​
Picture
Aside from helping people whom he believed may need a leg up by asking them to help with some work at his house, and paying them 2-3 times the normal fees, Reverend Ngô Minh Chiêu also secretly distributed cash to needy homes.

Reverend Ngô Minh Chiêu was much loved and respected when he was governor of Phú Quốc Province. When he performed his duty as a judge, Reverend Ngô Minh Chiêu did so with integrity and fairness.

In dealing with a complex legal case, he would work tirelessly to investigate the matter until he found enough evidence to prevent people from suffering injustice or oppression. He was also known to be very forgiving and tolerant, even individuals who violated the law.

This brief outline of Reverend Ngô Minh Chiêu’s life portrays that he was truly a saint. Actually, Reverend Ngô Minh Chiêu had the virtue and favorable conditions to follow the spiritual path. Since he did not want to follow any human teacher, it was not until he was 43 years old that he fully committed to spiritual practice under the guidance of the Supreme Being Cao Đài.

In 1924, after three years of diligence and perseverance in his spiritual practice, Reverend Chiêu was praised by his Divine Master in a poem:

Three years of assiduous efforts to teach one person
I see now that your faith is firm
My child, so touched I am
As you strive tirelessly to know the Truth.


At the end of 1925, Reverend Ngô Minh Chiêu was instructed by his Master to begin spreading the teachings of Cao Đài. Within one year, Cao Đài had over 26, 000 followers, and in 1926, Cao Đài was recognized as an official religion in Âu Lạc (Vietnam).

The Cao Đài religion taught by Reverend Ngô Minh Chiêu is comprised of two methods of practice: The Exoteric School and the Esoteric School.

In the Exoteric School, practitioners cultivate virtue and provide services to humanity and society to accumulate merits so that they may live a more peaceful and harmonious life here and in the life after. A practitioner may start out with a 10-day vegetarian(vegan) diet per month and gradually adopt a full vegetarian (vegan) diet.

The Esoteric School is exclusively transmitted  to the more spiritually adept disciples who are willing to renounce the worldly life and put all efforts into their spiritual practice in order to liberate themselves and save others. These disciples must be vegetarians (vegans), strictly observe the precepts, meditate four times a day, go through many tests, and sacrifice all to serve others.

As for vegetarianism (veganism), the disciples must follow it strictly if they want to advance spiritually. This was his Master’s instruction that Reverend Ngô Minh Chiêu recorded in The True Teaching of Great Vehicle,

“If you eat meat and want to practice spiritually, your spirit is contaminated with low level energy and become heavy, thereby can not rise above the astral plane... It’s not that I attach to the old law, but that law is very precious. If you don’t keep it, you can’t become the Saints, Sages, or Buddhas.”

Reverend Ngô Minh Chiêu also advised his disciples to do charity work often, but keep it quiet, and do not expect to be repaid in any way.

He said that real happiness lies in bringing happiness to others. He taught his disciples to keep their spiritual practice to themselves, always be humble, and neither discuss people’s business nor the good and bad of others. His philosophy is simple.

According to him, this world is illusory and ephemeral. Life is like a stage. Human beings are actors: and all the joy and sorrow, love and hatred, will eventually come to an end.

Reverend Chiêu rarely elaborated on philosophic subjects, but he did state briefly that Cao Đài, is The Great Sacred Light, which is God the infinite, invisible, omnipresent Father.

And each sentient being is a Little Scared Light sent forth from this Great Sacred Light, which follows the low-level energy to sink gradually into the physical realm. The further it sinks, the more karmic hindrances it creates, and in turn, it becomes bound even more by physical desires and by the endless cycle of suffering and rebirth.

​Therefore, to liberate ourselves from this, we should try not to create any new karma, and discipline ourselves with spiritual practice and precepts. Only then can our soul be lighter and purer, enabling it to gradually rise up and return to its origin.

Disciples can find many explanations about the universe, humanity, and spiritual practice in two main sutras: “The True Teaching of Great Vehicle” and “The Divine Messages.”

These were the teachings directly transmitted from his Master, the Supreme Being, and recorded by Reverend Ngô Minh Chiêu. These teachings are believed to be a wake-up call to help humanity understand their current position and their ultimate purpose on Earth.

Reverend Ngô Minh Chiêu passed away on March, 13, 1932. Remarkably, three days after his death, his body was still soft and warm, but most extraordinary was his left eye, which was wide-open and full of vitality, just like the Divine Eye he drew as a worshiping symbol for Cao Đài’s followers.

Many people came to witness the living proof of an enlightened spiritual practitioner. Indeed, just like any other enlightened Master who knew clearly his divine origin, Venerable Ngô Minh Chiêu passed away peacefully.

Besides founding Cao Đài, he also left behind a perfect example of a true saint. His life is the most eloquent teaching of humility and selfless service, a true righteous gentleman.

As he often advised his disciples:
We must learn to live in the world without being contaminated by worldly dust, just like the lotus that grows in the muddy water without being tainted by the mud. ​
Picture
Hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến quý vị một vị anh hùng thuần chay khác mà lối sống tiếp tục tạo ảnh hưởng lớn đối với đời sống của nhiều người, chưa kể hàng trăm triệu mạng sống của thú vật mà Ngài đã cứu. Danh xưng của Ngài là Ngô Minh Chiêu.

Cách đây hơn 80 năm, một tôn giáo mới với danh xưng Cao Đài, đã khai mở tại Âu Lạc (Việt Nam) và nhanh chóng trở thành tôn giáo lớn thứ ba tại quốc gia này. Cao Đài tin tưởng rằng mục đích rốt ráo của tất cả tôn giáo chân chính đều như nhau, là để hướng dẫn con người sống hòa hợp và từ ái đối với muôn loài, và để nhận thức nguồn cội thiêng liêng của chúng ta.

Cao Đài còn được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, bởi vì theo giáo lý Cao Đài, thì trong suốt lịch sử nhân loại, Thượng Đế đã hai lần cứu rỗi chúng sinh.

Lúc xưa loài người sống riêng rẽ, phương tiện liên lạc khó khăn, nên Ngài gởi các giáo chủ xuống những vùng khác nhau để rao giảng Chân Lý tùy theo phong tục của mỗi nơi.

Ngày nay, phần vì điều kiện giao lưu đã dễ dàng, phần vì các tông phái chia rẽ do ngôn ngữ dị biệt, nên Thượng Đế đã quyết định dung hợp tất cả tôn giáo và chọn một bậc đại căn trí để sáng lập Cao Đài hầu phổ độ chúng sinh lần thứ ba.

Cao Đài có nghĩa là “nơi tối cao”, tượng trưng nơi Thượng Đế ngự trị trong vũ trụ và cũng là danh xưng mà Thượng Đế dùng để truyền đạt thông điệp thiêng liêng trong việc thành lập Cao Đài. Tín đồ của Cao Đài tin rằng Ngài Ngô Minh Chiêu là người được Thượng Đế lựa chọn để thành lập nền đạo Cao Đài.

Cao Đài tin rằng Thượng Đế đã trực tiếp truyền dạy giáo lý và pháp môn tu hành cho Ngài Ngô Minh Chiêu cho đến khi đạt đến mức khai ngộ rốt ráo và trở thành vị tiền bối khai sáng Đạo Cao Đài tại Âu Lạc (Vietnam).
 
Ngài Ngô Minh Chiêu, sinh năm 1878, tại Sài gòn mà nay là Thành Phố Hồ Chí Minh. Tục truyền lúc mới chào đời, Ngài không biết bú sữa mẹ mà chỉ uống nước cháo gạo.
 
Mặc dầu gia cảnh nghèo, nhưng vì Ngài đặc biệt thông minh, nên Ngài được học bổng để tiếp tục học tại trường Trung Học Chasseloup-Laubat ở Thành phố Sài Gòn cho đến ra trường và nhanh chóng nhận vào làm thư ký cho sở Di Trú sài gòn khi còn rất trẻ. Sau này, Ngài được tiến cử lên chức tri phủ của tỉnh Tân An.

Vốn là người con rất chí hiếu, Ngài phụng dưỡng cha mẹ hết sức chí tình. Những lúc bà Cụ đau nhiều, thì Ngài tự lo giặt giủ cho mẹ vì sợ vợ con chểnh mảng.

Trong thời gian này, Ngài thường đi hầu đàn cơ để xin thuốc trị bịnh cho mẹ. Đàn cơ là một phương tiện để giao tiếp với cõi siêu-linh sẵn có tại phương đông từ lâu đời.

Đến năm 1919, thân mẫu của Ngài Chiêu lại lâm trọng bịnh, Ngài lại trở xuống đàn cầu xin thuốc cho mẹ, nhưng Ơn Trên lộ cho biết bà cụ vận số sắp hết. Cuối năm ấy, bà cụ từ trần.

Để tang mẹ xong, Ngài xin đổi ra Hà Tiên, một vùng đất núi non vừa xinh đẹp, vừa huyền bí thần tiên. Nơi đây, Quan Phủ Ngô Minh Chiêu thường lên núi Thạch Động để cầu Tiên, đã được các đấng Thiêng Liêng giáng cơ nhắc nhở, khuyến khích Ngài tìm đường tu hành, trong số đó vị tiên cô xưng danh Ngô Kim Liên ban cho ông bài thơ sau:
 
Văng vẳng nhạn kêu bạn giữa thu,
Rằng trời cùng đất vẫn xa mù.
Non tây ngoảnh lại đường gai góc,
Gắng chí cho thành bực trượng phu.

 
"Trượng phu" là bậc sĩ hiền đạo đức, ý khuyên tri phủ Ngô Minh Chiêu tìm đường tu hành để trở về quê xưa vị cũ là cõi Tây Phương Cực Lạc Niết Bàn.

Thật ra, Ngài Ngô Minh Chiêu mộ đạo tu-hành đã lâu rồi, và nghiên cứu sâu rộng các triết lý Đông phương lẫn Tây phương, song chẳng gặp thầy nào vừa ý, nên Ngài chưa chịu tu. Ngài thường nói
Ngài không chịu học Đạo với thầy phàm, trừ khi có thầy Tiên dạy đạo thì mới tu.

Năm 1920, Ngô Minh Chiêu được bổ làm tri phủ ở đảo Phú Quốc. Ở đây, Ngài thường lên núi Dương-Đông để cầu Tiên tại Quán Âm Tự. Dân Phú-Quốc lấy làm lạ hết sức, vì trước kia họ thiết đàn, cầu năm bảy lần mới có Tiên giáng một lần, nhưng từ khi có Ngài tham dự, lần nào cũng có Tiên giáng cơ.

​Một hôm, trong một đàn cơ vào tháng 2 năm 1921, Đấng Chí-Tôn tá danh Cao Đài Tiên Ông giáng-cơ, bảo quan phủ Ngô Minh Chiêu phải ăn chay cho được 10 ngày một tháng, thì sẽ dạy Đạo, nhưng quan phủ Chiêu còn do dự, nghĩ rằng: “Mình đương làm quan, nay người nầy mời, mai người khác thỉnh, nếu hứa ăn 10 ngày rồi sau rủi quên ăn mặn, thì có tội với Trời Phật..."

​Ngài suy nghĩ như vậy, định bạch lại với Tiên ông thì trong một đàn cơ kế tiếp, Ngài chưa kịp hỏi, Thượng Đế đã hạ lịnh:
 
“Chiêu! tam niên trường trai”.

Ngài Chiêu mới bạch rằng: “Tiên-ông đã dạy  thì đệ tử phải vâng,  song xin Tiên-ông phò trì, và nếu đệ tử vâng lời, thì Tiên-ông phải cho thấy chứng quả gì mới được.” 

Đức Cao Đài bảo Ngô Minh Chiêu cứ gọi Ngài là Thầy, và tiếp nhận thông điệp thiêng liêng. Quan phủ Chiêu khởi sự ăn trường chay từ đó và chánh thức trở thành đệ tử của Đức Cao Đài. ​
Picture
Sau khi Ngài Ngô Minh Chiêu trở thành đệ tử của Đức Cao Đài, vị Thầy của Ngài, Ngài vẫn chưa biết phải thờ phụng như thế nào.

Một bữa kia, Đức Cao Đài bảo Ngài phải nghĩ ra một biểu tượng riêng để thờ. Nhưng Thượng Đế thì vô-tướng, vô-biên, nên mãn một tuần rồi, mà Ngài vẫn chưa nghĩ ra một biểu tượng nào cho thỏa đáng.

Thế rồi, một buổi sáng, đang ngồi trên võng, một con mắt thật lớn hiện ra phía trước Ngài, cách đó chừng vài thước, chiếu ráng rực rỡ nhìn thẳng vào Ngài. Ngài Ngô Minh Chiêu bèn khẩn cầu: “Nếu Thầy muốn con dùng đây làm biểu tượng để thờ Thầy, xin hãy cho nó biến mất đi.”
 
Con Mắt mờ nhạt rồi tan biến, khiến Ngài Ngô Minh Chiêu rất ngạc nhiên, tuy vậy Ngày vẫn chưa tin lắm.

Hai ngày sau, Thiên Nhãn lại hiện ra nữa, bấy giờ Ngô Minh Chiêu hiểu ý Thượng Đế, nên Ngài đã họa lại con mắt, và sau này Thiên Nhãn trở thành biểu tượng cho Thượng Đế để thờ tại các thánh thất Cao đài.
 
Từ lúc chánh thức trở nên đệ tử của Đức Cao Đài, Ngài hưởng đặc ân được liên-lạc trực tiếp với Cao Đài Giáo Chủ. Đức Cao Đài đã truyền phép tu luyện, và khuyên ông giữ bí truyền cho đến khi giác ngộ hoàn toàn.

Phép tu của Ngài phải trường trai tuyệt dục. Sau giờ làm việc, khi ai nấy đều ngơi nghỉ thì Ngài lại công phu thiền định.
 
Ngài sống giản dị thanh đạm.
Mặc dù làm quan phủ phải phục sức mủ áo chĩnh tề nơi công chúng, nhưng tại gia, Ngài chỉ mặc áo thô, không thích dùng cao lương, mỹ vị, chỉ ăn uống rất đạm bạc.

Trong nhà Ngài chỉ đặt vỏn vẹn một chiếc bàn thờ Thầy, tức Đức Cao Đài, một cái bàn khác để ăn cơm, và chiếc ghế để ngồi thiền.

Ngài thường làm từ thiện, nhưng bố thí một cách kín đáo, tế nhị. Thấy trong xóm có người nghèo quá, muốn giúp cho họ, Ngài mượn cớ, nhờ làm việc lặt vặt quanh nhà, rồi trả tiền gấp 5 gấp 10 cho họ.

Ban đêm Ngài thường cải dạng thường dân, đi vào các thôn xóm, và chợ búa để quan sát cuộc sống người dân trong địa phận Ngài chịu trách nhiệm, để hiểu rõ họ hơn, hầu có thể giúp đỡ thiết thực.

Nhiều lúc ban đêm, Ngài lén nhét tiền vào cửa nhà của những người khốn khó. Người dân Tỉnh Phú Quốc vẫn thường kể lại những câu chuyện về tấm lòng từ ái của Ngài Ngô Minh Chiêu.
Picture
Ngoài việc giúp đỡ những người mà Ngài tin là cần sự nâng đỡ bằng cách nhờ họ đến giúp việc trong nhà Ngài, và trả họ gấp 2,3 lần giá lương bình thường, Ngài Ngô Minh cũng bí mật phân phát tiền tới những gia đình khốn khó.
 
Ngài Ngô Minh Chiêu rất được dân chúng thương yêu và kính trọng khi Ngài làm quan phủ của tỉnh Phú Quốc. Xử kiện trong địa phương, Ngài rất thanh liêm, công bình.

Khi gặp nghi án, thì Ngài chẳng nề khó nhọc, điều tra cho ra manh mối để tránh cho người dân bị hàm oan hay bị ức hiếp. Ngài cũng nổi tiếng rất khoan dung, độ lượng, ngay cả với những người vi phạm luật pháp.
 
Những nét phác họa về thân thế quan Phủ Ngô cho thấy Ngài thật sự là một thánh nhân. Thật ra, Ngài Ngô Minh Chiêu đã sẵn có những đức hạnh và điều kiện thuận lợi để theo đuổi con đường tâm linh. Nhưng bình sinh Ngài không chịu tu học với thầy phàm, do đó mãi đến năm bốn mươi ba tuổi, Ngài mới thực sự bước vào đường đạo, dưới sự dìu dắt của Đức Cao Đài.   
 
Năm 1924, sau ba năm chịu kham khổ, kiên trì tu luyện, nhứt tâm không lơi. Ngài Chiêu được Thượng Đế, Đức Cao Đài, khen trong một bài thi :
 
Ba năm lao khổ độ nhứt nhơn,
Mắt Thầy xem rõ lòng dạ chắc,
Thương vì con trẻ hãy còn thơ;
Gắng chí tầm phương biết Đạo mầu.

 
Cuối năm 1925, Đức Cao Đài mới dạy Ngài Ngô Minh Chiêu đem mối Đạo truyền ra. Trong vòng một năm, Cao Đài thu nhận trên 26,000 tín đồ.

Đến năm 1926, thì Đạo Cao Đài được chính thức công nhận tại Âu Lạc (Việt Nam). Giáo-lý Cao Đài mà Ngài Ngô Minh Chiêu hoằng dương gồm có hai pháp tu: Ngoại Giáo Công Truyền và Nội Giáo Tâm Truyền.
 
Ngoại Giáo Công Truyền là để độ đại chúng lập công bồi đức bằng cách trau dồi đức hạnh và phụng sự nhân quần, xã hội, hầu có thể sống một cuộc đời an vui, thanh nhẹ trong kiếp này và kiếp sống sau. Tín đồ khởi sự ăn chay 10 ngày mỗi tháng và tập lên dần đến trường trai.

​Còn Nội Giáo Tâm Truyền chỉ đặc biệt truyền cho những đệ tử có căn trí đặc biệt, sẵn sàng xả bỏ đời sống thế tục và dồn hết nỗ lực để tiến tu hầu có thể giải thoát chính mình và cứu vớt những chúng sanh khác.

Những đệ tử nảy phải trường chay, nghiêm trì ngũ giới, tứ thời thiền định, và xả thân phụng sự tha nhân. Nhất là vấn đề trường chay phải nghiêm ngặt, nếu tín đồ muốn tu hành tiến bộ. Đây là chỉ thị của Thượng Đế mà Ngài Ngô Minh Chiêu đã ghi lại trong “Đại Thừa Chơn Giáo” như sau:
 
“Nếu ngươi ăn mặn mà luyện Đạo thì chơn Thần bị khí hậu thiên, làm nhơ bẩn nặng nề, nên khó xuất ra khỏi vùng trung giới được... Chẳng phải Thầy còn buộc theo luật xưa, song luật ấy rất qúy báu, không giữ chẳng hề thành Thánh Tiên Phật đặng.”
 
Ngài cũng dặn dò đệ tử, “Làm việc phước đức cho thường, song phải âm thầm kín đáo, và không mong cầu báo đáp.”

Ngài dạy rằng chơn hạnh phúc nằm trong việc tạo hạnh phúc cho những người quanh mình, và rằng có tu, thì đừng cho người biết mình tu; phải luôn khiêm cung, không luận việc người, và không khen chê cao thấp.

Triết lý Ngài Ngô Minh Chiêu cũng rất giản dị. Theo Ngài thì thế gian này chỉ là cõi giả tạm, vô thường. Cuộc đời như cái sân khấu. Con người là kép đóng trò: Công Hầu Khanh Tướng, Hỉ Nộ, Ái Ố gì rồi, đến chừng vãn hát, chẳng còn chi.

Ngài ít hay diễn luận, nhưng cũng có nói qua rằng: Cao Đài tức là Đại Linh Quang, là Thượng Đế, là Đấng Cha Lành vô biên, vô tướng, và vô sở bất tại. Còn mỗi chúng sinh là một điểm linh-quang từ cái Đại Linh Quang tủa ra, theo khí hậu-thiên mà sa lần xuống thế-giới hữu-hình. Càng lâu, càng xa lại càng tạo nhiều nghiệp-chướng, càng đọa-lạc trong bể dục, càng giam mình trong vòng luân-hồi, sanh tử chẳng dứt.

Muốn giải thoát, con người phải tránh gây oan trái mới và phải khép mình bằng sự tu hành và giới luật. Chỉ bằng cách đó, linh hồn mới được nhẹ-nhàng, thanh khiết dần, hầu có thể trở về nguyên-thủy.

Thật ra, các đệ tử Cao Đài có thể tìm thấy tất cả triết lý về vũ trụ, nhân sinh, và phương pháp tu hành trong hai cuốn kinh chính là Đại Thừa Chơn Giáo và Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

Trong đây chứa đựng những lời giảng dạy trực tiếp từ Đức Cao Đài Thượng Đế mà Ngài Ngô Minh đã ghi lại, Có thể nói rằng những giáo lý này là hồi chuông cảnh tỉnh và giúp nhân loại nhận biết vị trí và mục đích rốt ráo của họ của họ trên thế giới này.

Đức Ngô Minh Chiêu viên tịch vào ngày 13 tháng 3 năm 1932. Có điều đặc biệt là qua hơn ba ngày, mà thân thể Ngài vẫn còn dịu nhiễu và âm ấm. Nhưng khác thường nhất là con mắt phía bên trái của Ngài mở rộng với đầy đủ tinh thần như người còn sống, giống theo như Thiên-Nhãn mà Ngài vẽ cho các tín đồ thờ.

Thiên hạ đến xem đông đảo vì muốn chiêm ngưỡng ấn chứng tại tiền của người tu hành. Thật vậy, cũng như các bậc thánh nhân khai ngộ từ trước đến nay, đều biết rõ nơi đến chốn về của mình một cách minh bạch, Ngài Ngô Minh Chiêu ra đi một cách an nhiên, tự tại.

Ngoài công lao khai sáng nền đạo Cao Đài, Ngài còn để lại một tấm gương của bậc Thánh Nhân hoàn mỹ. 

Cuộc đời của Ngài là lời giáo huấn hùng hồn nhất của lòng khiêm tốn và phụng sự vô ngã, của bậc chánh nhân quân tử, như ngài từng khuyên đệ tử lúc còn tại thế rằng: phải giữ sao cho “cư trần mà bất nhiễm trần,” như hoa sen mọc giữa bùn mà không lấm bùn nhơ.  ​

Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Protection
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • While On The Path
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Testimonies
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
    • Photography
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • The Path
    • The Lifestyle
    • Music & Poetry >
      • Songs (English)
      • Songs (Aulacese)
      • Poetry
      • Music & Dramas
  • QUAN YIN METHOD
    • Reading
    • Videos
  • LINKS
    • OUR CENTERS' CONTACT
    • ĐÀI THUYET MINH AU LẠC
    • ĐÀI PHỤ ĐỀ AU LẠC
    • SUPREME MASTER TV
    • SUPREME MASTER NEWS
    • Contact