The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

The Queen Mother's Advice

1/26/2017

 

 

Okay, this is called "The Queen Mother's Advice." There was a king in ancient India, his name was Gopi Chand. He was tired with the worldly power and pleasure - you know, like Siddhartha, the Buddha. He was tired with pleasure, so he renounced his kingdom and begged his Guru to give him true spiritual knowledge.
 
Now the Guru knew that it would not be easy for this disciple to give up vanity, since he had been a ruling king. Of course, you know, even if he doesn't want to be arrogant or have a big ego and something like that, but it's just not possible for a sovereign rule to be truly humble or even in a manner. You know what I mean? Yes, So, his Guru is really like a psychologist, knowing the heart of humans. The Buddha also was, even though he was not a psychologist.
 
Now when  Prince Siddhartha had become Buddha, then, of course, many people came to him and want to stay with him as a resident disciple. Yes, and his godmother also wanted to became a nun with him.
 
At that time, nunhood was not very fashionable. Nobody had become a nun yet. At that time, only monks, only men became mendicants; a woman (mendicant) was unheard of. When his mother... Actually it's his godmother, because his real mother, biological mother died when he was born, remember? So the sister of his mother took care of him until he was grown up. So actually it's like a mother also.
 
So anyway, this godmother also wanted to become a nun with him, and the Buddha knew that it would be very difficult because she was the Queen Mother, and had been his mother for all these years until he has grown up. Of course, you know, often said: Don't do this, don't do that," like all the mothers, you know? "Brush your teeth." "Have you washed your hands?" "Eat that broccoli. No, eat it!" "The spinach, good for you!" You know? All that. So anyway, he was worried that apart from maybe bossing him around and taking him for granted, taking his words for granted, she might also have disrespect for the monks' assembly. "I am the mother of the Buddha." You see what I mean? Even though she doesn't want to, she can't help herself to have maybe some attitude.
 
So, anyway, the Buddha made a lot of rules for her, like, "If you agree to be a nun, then from now on, if you see any monk, you have to bow to him." Of course, if she bows to the monks, then she also has to have respect for the Buddha. It's not about respect for him that he worried about; it's that he worried about that if she continued her royal attitude in the assembly of monks, then maybe she'd create karma (retribution) for herself, and also confuse all the monks. Because she was old, too old to change, you know?
 
I heard that in some of the Christian orders, the church or maybe the order would not take somebody above 30 to become nun or monk because they worried that at that time, the habit, the ego of a person is already set, it will be difficult to change or to teach that person. It's not about worrying whether he has too much ego or not, it's just that if you have too much ego, you cannot listen very well. You don't want to listen to any good  advice. You always think you are right, and by the time you find out you are wrong, it's too late. Or you keep doing wrong things all the time and nobody can bear it. You know, it's very difficult.
 
Even young people are already difficult to teach, not to talk about already became mother and father all that, you are already so used to being the boss, you know what I mean? therefore, the Buddha had originally not allowed the mother to become a nun with him, but later, due to the interference of his foremost disciple, the attendant Anan, who said, "Please, remember she was the one who took care of you all the time up to now, since you were young and helpless. If it hadn't been for her, we would not have the Buddha  today to revere."
 
So, the Buddha said, "Okay, okay but..." - with conditions. So, he laid down many rules for her to follow, including having to respect any monk that she sees. It's because he was worried that she might stay there and in the position of a Buddha's mother and always tell everybody what to do, or check them out, controlling them. Then it would be like a family again. See what I mean? And the monks already left all the family and the wife and anything behind that controlled him and came in here, being controlled by the Queen Mother, then what's the use?
 
So, but anyway because the mother of the Buddha was very determined to become a nun - because she realized that nothing else was better than this - so she accepted everything and she became just a humble disciple. She promised. You know? therefore the Buddha accepted her, and she was the first nun ever in his assembly or maybe in the assembly everywhere at that time in India.
 
I not sure before that, if any nun or not, but I think she probably was the first one. Because in India, even now, if you are woman and you go out alone, you will be looked down upon, too. You should never go out alone, I told you already many times.
 
Well, I did not know that, of course, you know. "The deaf would not be fearful of the guns" - hear nothing. "What you don't know cannot hurt you." I did not know that, so I walked everywhere alone, proudly, naturally, like I was walking in my house. I never thought anything because to me at that time, man, woman, same. Yes? I can't see anything different anywhere. It's the same to me. But luckily, mostly they treated me with respect, except that many of them wanted to take me home to take care of. Yes, it's very cute, lovely people. Express! Alright.
 
Let's go back to our interesting story here. The Guru said to Gopi Chand, the king, he said, "Gopi Chand, my son. Please, do as I now order you. Put on a sadhu's robe, take a begging bowl and go back to your own kingdom as a mendicant there, you must beg for whatever may be given to you by your former subjects." Why does the Guru do this?
 
(To remember how it feels. To make him humble. Or teach him some humility.) But he went anyway. And he believed completely in his Guru, therefore Gopi Chand did exactly as he had been told. So, when his former subjects saw their own monarch begging like a sadhu, they were very, very touched, and liberally gave him all kinds of alms, gave him a lot of alms. Probably now he'd need an attendant, a bodyguard to take the food!
 
After making a round of his capital city, he went to his own palace and begged for offerings from his queens and concubines. When they recognized that it was their former king, they removed all their jewelry and dropped it into his begging bowl. Alright. So, they were saying to him, "What good are these fineries without you, my King?" How nice. So Gopi Chand sent all that they gave him to his fellow disciples to give to their Guru.
 
In the end, Gopi Chand went to the palace of his mother as she was the one who had advised him to give up his kingdom and become a sadhu. What a mother! But it's just, the time is up, his destiny is to become a mendicant; to renounce all the kingdom and all the fineries and all the wives and all that goes with rulership, to become a monk, a simple life.
 
I guess he was born to do that so that his subject would follow him, his example, to practice spiritually in a more earnest manner, and also to leave a good story for the later generation. Like "Even if a king could renounce the kingdom and everything he has to become a devotee of God, what about us. That's what it's supposed to mean, yes?
 
And now you come to the Supreme Master Ching Hai and she told you differently. She says, "No, stay out there and work for the world, and help your fellow citizens," and she doesn't even let you come and stay in her ashram.
 
What do you think his mother would say to him now?
she became serious. She told him like this, "My son, you are now a yogi. You have renounced the world while I am still a householder. It is not for me to preach to you..." Yes, because the monk's supposed to preach to you and not a householder preach to the monk. She's very respectful now, and she does know her position and she does know his position. Even though she gives him advice.
 
She said, "My son you are now a yogi and I am still a householder. It's not for me to preach to you, but  as your mother and the householder at whose doo you beg, so I can give you whatever charity I please." She used her right as a householder who give alms, so she said, "I can give whatever I please." What a wise one, she doesn't have to say all this, my God! Just say it out right. She's still a mother and he would have respected her just the same, but she's so... ever humble. So, she let him know that she respected him and all that. It's not like she just jumped onto the conclusion that he had to listen to her. "And the alms,"
 
She continued, "that I wish to give you are these three pieces of advice." Now, she said three pieces of advice. "First, I charge you spend your nights in a strong fort. Second, you should make the softest bed your sleeping couch. Third. you are to enjoy none but the most delicious meals." What a mother! Still taking care of him. Wants him to have the best, okay.
 
Now Gopi Chand, very puzzled, said to her, "Mother, had this advice been given to me by any other woman, I would have thought that she had lost her senses, for where shall I find forts in the forest? How shall my bed be anything other than the hard and rough ground of the jungle? And how can I eat anything other than the few crumbs allowed to me as an ascetic?" Yes, we would imagine that, huh?
 
So, the mother said, "Yogi, you  have not understood me." You see? He was still not so wise yet. He is young. So even though a mother as a householder, she's very, very wise. So she told him again now, "You are a handsome young man, and women young and old will come to listen to you. Your Guru will be your strongest defense against them. So that is your 'fort.'" "Build a fortress of your Guru's company and Satsang around yourself." Satsang is the assembly of the people who practice the Truth. The monks. Mostly are the monks - the ones with the same ideal as him, renunciation as him.
 
So, she advised her son, now a yogi, to take refuge in his Guru and the assembly of the Satsang, of the monks, because when he's always with them, and having them always in his heart, then he will be one with them, and they become a united front of powerful force against the temptation. Yes, because he's still young and handsome even, and the former king, you know? all the girls would be very curious even, yes? and like to hang around.
 
So, she said "Take refuge. Build your fortress around yourself with the company of Guru and the Satsang. The Master's words keep one the right path." "Secondly, stay awake and practice meditation day and night till you can keep awake no longer. At that point even thorns and stones will seem like soft velvet to you, and you will find it more comforting than a bed of flowers in the palace." "Lastly," the third advice, "try to stay hungry or eat rather sparingly. Then even a dry morsel will taste delicious to you. I have nothing else to give you, my child, except this advice. Please, keep it always with you."
 
So those are the alms that she gives to him; more precious than any food that's offered to him all his life and in the future.
 
That is good, hah? Good story. Very good story. I like it very much.  I wonder why she sent her son out like that. Why? Why does she send her son out to be a yogi? She wanted the best for him. She wanted the best for him, okay. Why doesn't she want the best for herself? tell me? (Too old, maybe.) Too old, perhaps, too old, yes. Also in the old times, women were not allowed to be the assembly of monks. Not even go near, very near even. Some temples, they have only monks in there and they lock their gates forever. Even nuns cannot enter, or any woman near the gate, they don't let you in, they don't talk to you even. they say, "Go away." Okay, very good. she wants the best for him, perhaps that's what it is. Okay, very good.

​
https://youtu.be/F6noDyYDQfA
976 The Importance of the Masters' Teachings

Lời Khuyên Của Mẩu Hậu

Có vị vua ở Ấn Độ thời cổ xưa, tên ông là Gopi Chand. Ông chán quyền lực và thú vui của thế gian - giống như Tất Đạt Đa, Đức Phật đó. Ông chán thú vui trần thế nên ông từ bỏ vương quốc và cầu xin Thầy mình ban cho kiến thức tâm linh chân thật.

Bấy giờ vị Thầy biết rằng đệ tử này không dễ từ bỏ tánh ngã mạn vì ông đã từng làm vua. Dĩ nhiên, dù ông không muốn cao ngạo hay có ngã chấp lớn, hoặc những điều tương tự, nhưng với một vị vua thì không thể thật sự kiêm nhường ngay cả trong cung cách. Hiểu ý tôi không? Phải. Thầy ông quả thực là nhà tâm lý, biết tâm lý con người. Đức Phật cũng vậy, mặc dù Ngài không phải nhà tâm lý.

Bấy giờ khi thái tử Tất Đạt Đa đã thành Phật, dĩ nhiên sau đó nhiều người đến gặp Ngài và muốn ở lại với Ngài làm đệ tử thường trú, người xuất gia. Phải. Mẹ đỡ đầu của Ngài cũng muốn xuất gia với Ngài. Vào thời đó, nữ xuất gia vẫn chưa phổ biến. Chưa có người nữ nào xuất gia cả. Thời đó, chỉ có nam xuất gia, chỉ có nam chúng trở thành khất sĩ, không nghe nói đến có nữ khất sĩ.

Khi mẹ Ngài, thật ra đó là mẹ đỡ đầu bởi vì mẹ ruột của Ngài, người mẹ sinh ra Ngài đã qua đời lúc Ngài chào đời, nhớ không? Cho nên em gái của mẹ Ngài đã chăm sóc Ngài đến khi Ngài khôn lớn. Cho nên thật ra bà cũng như mẹ đẻ rồi. Dù thế nào, người mẹ này cũng muốn xuất gia với Ngài, và Đức Phật biết sẽ rất khó bởi vì bà là mẫu hậu, là mẹ Ngài suốt bao năm qua đến tận khi Ngài trưởng thành. Dĩ nhiên bà thường hay nói: "Đừng làm điều này, đừng làm điều nọ" như mọi bà mẹ khác, hiểu không? "Đánh răng đi." "Rửa tay chưa?" "Ăn bông cải xanh đó. Không được, ăn đi!" "Cải bó xôi tốt cho con!" Hiểu không? Đủ mọi điều.

Nên dù thế nào Ngài cũng lo ngại, có thể ngoài việc ra lệnh, xem thường Ngài, xem thường lời của Ngải này nọ, bà cũng có thể bất kính với tăng đoàn nữa. "Ta là mẹ của Đức Phật." Hiểu ý tôi không? Mặc dù không muốn, nhưng bà không tránh được có chút thái độ nào đó. Thế nên Đức Phật đặt ra cho bà rất nhiều giới luật như: "Nếu mẹ đồng ý xuất gia thì từ nay trở đi, nếu gặp bất cứ tăng sĩ nào, mẹ cũng phải cúi đầu chào họ." Dĩ nhiên, nếu cúi chào tăng sĩ thì bà cũng phải có lòng tôn kính đối với Đức Phật rồi. Không phải Ngài lo ngại về việc kính trọng Ngài mà Ngài lo rằng nếu bà tiếp tục có thái độ vương giả trong tăng đoàn thì có lẽ bà sẽ tự tạo nghiệp cho mình và còn làm xáo trộn tăng đoàn nữa. Bởi vì bà đã lớn tuổi, già rồi, khó thay đổi, hiểu không?   

Tôi nghe nói trong một số dòng tu Thiên Chúa giáo, nhà thờ hoặc có lẽ giáo hội không nhận người trên 30 tuổi làm tu sĩ bởi vì họ lo rằng ở độ tuổi đó, thói quen, ngã chấp của con người đã ăn sâu rồi, khó thay đổi hoặc khó dạy dỗ. Không phải lo ngại về vấn đề họ quá nhiều ngã chấp hay không, chỉ là nếu có quá nhiều ngã chấp thì khó nghe theo chỉ thị. Không muốn nghe theo lời khuyên tốt nào. Luôn nghĩ là mình đúng, đến lúc biết ra mình sai thì đã quá trễ rồi. Hoặc cứ làm sai hoài thì không ai chịu nổi.

Quý vị biết đó, rất khó. Thậm chí người trẻ tuổi đã khó dạy rồi, đừng nói chi từng làm cha làm mẹ đủ điều rồi, quá quen làm sếp rồi, hiểu ý tôi không? Do đó, ban đầu Đức Phật không cho người mẹ xuất gia theo Ngài nhưng sau này, do đại đệ tử can thiệp, thị giả A Nan nói: "Xin Ngài nhớ rằng bà là người chăm sóc Ngài từ xưa đến nay, từ thuở Ngài còn thơ ấu, yếu đuối. Nếu không nhờ bà, ngày nay chúng con không có Đức Phật để tôn sùng."

Cho nên Phật mới nói: "Được rồi, nhưng phải có điều kiện." Do đó Ngài đặt ra nhiều giới luật để bà tuân theo, kể cả việc phải tôn kính bất cứ tăng sĩ nào bà gặp. Bởi vì Ngài sợ rằng bà có thể vẫn giữ địa vị mẹ của Phật, rồi luôn sai khiến mọi người phải làm gì hoặc kiểm tra, kiểm soát họ. Rồi sẽ lại giống như trong gia đình. Hiểu ý tôi không? Các tăng sĩ đã rời bỏ gia đình, rời bỏ vợ con và mọi thứ khống chế họ, mà vào đây lại bị mẫu hậu kiểm soát thì có ích gì? Nhưng dẫu sao, bởi vì người mẹ này của Đức Phật rất cương quyết muốn xuất gia bởi vì bà nhận thức rằng không có gì khác tốt hơn nên bà chấp nhận mọi điều và chỉ muốn trở thành một đệ tử khiêm tốn. Bà đã hứa vậy, hiểu không? Do đó Đức Phật chấp nhận bà, và bà là nữ xuất gia đầu tiên trong tăng đoàn của Ngài hay có lẽ trong tất cả tăng đoàn vào thời đó ở Ấn Độ.

Tôi không biết trước đó có nữ xuất gia nào không, nhưng tôi nghĩ có lẽ bà là người đầu tiên. Bởi vì ở Ấn Độ, thậm chí ngày nay, nếu phụ nữ đi ra ngoài một mình cũng vẫn bị xem thường. Đừng bao giờ nên ra ngoài một mình, tôi nói với quý vị nhiều lần rồi. Truyền thống Ấn Độ là vậy. Ồ, dĩ nhiên tôi không biết điều đó. "Điếc không sợ súng" mà, không nghe thấy gì hết. "Không biết thì không sợ bị hại." Tôi không biết nên tôi đi một mình khắp nơi, hiên ngang, tự nhiên như đi lại trong nhà mình vậy. Không bao giờ nghĩ gì cả bởi vì vào lúc đó với tôi, nam nữ cũng như nhau thôi. Phải không? Tôi không thấy gì khác biệt cả. Đối với tôi, mọi thứ như nhau thôi. Nhưng may mắn thay, hầu hết họ đều tôn trọng tôi, ngoại trừ có nhiều người muốn đem tôi về nhà để chăm sóc! Phải, rất dễ thương, những người dễ thương. Tốc hành nữa! Thôi được rồi. Hãy trở lại câu chuyện thú vị của chúng ta ở đây.

Vị Đạo Sư nói với nhà vua Gopi Chand: "Gopi Chand, này con..." - ông ta là vua mà Ngài gọi: "Này con!" Vị Đạo Sư nói với Gopi Chand khi ông đến xin truyền giáo lý và cầu xin xuất gia: "Gopi Chand, này con...". "Bây giờ con hãy làm như ta chỉ giáo. Khoác chiếc áo cà sa, lấy một bình bát rồi trở về vương quốc của con làm khất sĩ ở đó, con phải xin bất cứ gì mà thần dân trước kia của con có thể bố thí cho con." Tại sao vị Đạo Sư làm vậy? Nói tôi nghe, có ai biết không? Tại sao ông phải trở về vương quốc của mình khất thực với thần dân của ông? Tại sao vậy? Để xem ông cảm thấy ra sao. Để nhớ cảm giác như thế nào. Còn ai khác không? (Khiêm tốn.) (Để kiến ông ta khiêm tốn.) Phải, thử lòng khiêm tốn của ông. Hoặc dạy ông chút lòng khiêm tốn.

 Thế nhưng ông cũng đi. Ông tin tưởng hoàn toàn vào Thầy mình cho nên Gopi Chand đã làm y như lời Thầy. Khi thần dân thấy vua mình khất thực như tu sĩ, họ vô cùng cảm động và rộng lòng bố thí, cúng dường cho ông rất nhiều. Có lẽ bấy giờ ông cần một thị giả, một hộ pháp để nhận thức ăn! Sau khi đi một vòng quanh kinh thành, ông tới cung điện của chính mình và khất thực với hoàng hậu cững như các phi tần của ông. Khi nhận ra đó là vị vua trước kia của mình, họ tháo tất cả nữ trang trên người bỏ vào bình bát của ông. Thôi được rồi. Hoàng Hậu và các cung phi nói với ông: "Không có Ngài, những trang sức này còn quý giá gì nữa, hỡi hoàng thượng?" Dễ thương quá. Rồi Gopi Chand gửi hết những món đồ họ cho ông tới đồng tu của mình để cúng dường Thầy.

Cuối cùng Gopi Chand đến cung điện của mẹ ông vì bà là người đã khuyên ông nên từ bỏ vương quốc và trở thành tu sĩ. Quả là người mẹ tốt. Chỉ là thời gian đã đến, số mệnh của ông là trở thành khất sĩ, từ bỏ cả vương quốc, tất cả châu báu, tất cả thê thiếp và tất cả những gì đi kèm với quyền lực để trở thành tu sĩ, sống cuộc đời đơn giản.

Tôi nghĩ ông sinh ra để làm vậy để thần dân của ông noi theo ông, theo tấm gương của ông để mà tu hành nghiêm túc hơn và đồng thời lưu truyền lại câu chuyện hay cho thế hệ mai sau. Như là: "Thậm chí một vị vua cũng từ bỏ vương quốc và mọi thứ để sùng bái Thượng Đế, còn mình thì sao?" Ý nghĩ là vậy, hiểu không? Còn bây giờ đến với Thanh Hải Vô Thượng Sư thì Ngài lại bảo khác. Ngài nói: "Không được, hãy ở lại ngoài đó và làm việc cho thế giới, giúp đỡ đồng bào quý vị", Ngài thậm chí  không để quý vị đến ở đạo tràng của Ngài.

Quý vị nghĩ bấy giờ mẹ ông sẽ nói gì với ông? Bà có nấu ăn cho ông không? (Dạ không.) Như tiết mục chủ nhật trên Truyền Hình Vô Thượng Sư? Nấu thức ăn ông thích nhất và nói rằng "con ngoan" không? Tưởng tượng xem bấy giờ khi thấy ông là một tu sĩ trở về thì mẫu hậu sẽ nói gì với con bà? Ý tôi là tu sĩ, "sadhu" có nghĩa là tu sĩ. Phải, ai có thể tưởng tượng, nếu là mẹ, quý vị sẽ nói gì với ông? Về đi, ở lại đây, mẹ nhớ con? Không à. (Quá trễ.) Giả sử con quý vị ra đi trở thành tu sĩ, rồi về thăm nhà, quý vị lớn hơn và hiểu biết hơn... Bởi vì người mẹ thông thái như vậy, ông mới tin mẹ từ tận đáy lòng... Bởi vậy ông mới hỏi mẹ là ông có thể xuất gia không. Hiểu không? Rồi bà là người đã nói với ông: "Được con cứ đi." Cho nên chắc hẳn bà là người mẹ rất có trí huệ.

 Bây giờ, là người mẹ có trí huệ, nếu con trở về thăm, quý vị sẽ nói gì với con mình? (Nghe lời thầy của con.) Nghe lời thầy của con. Ờ, cái đó thì ô-kê rồi, nhưng... Lẽ ra con không nên trở về. Lẽ ra không nên trở về hả? Tại sao không? Ý tôi nói là thầy ông cho ông đi khất thực, ông đã khất thực trong kinh thành và cũng đã viếng thăm hoàng hậu và các cung phi rồi cho nên ông về thăm mẹ là điều tự nhiên, đó không phải là điều cấm. Ô-kê, bấy giờ trước khi chia tay... Ý tôi là ông đến thăm mẹ rồi hỏi: "Mẹ khỏe không?" "Thời tiết đẹp" và mọi thứ rồi, tốt. Bấy giờ bà mới nghiêm trang. Bà nói với ông thế này: "Này con, giờ con đã là đạo sĩ. Con từ bỏ thế gian trong khi ta vẫn còn tại gia. Ta không phải là người giảng dạy cho con..."

Phải, bởi vì lẽ ra tu sĩ thuyết pháp cho người tại gia, chứ không phải người tại gia giảng dạy cho tu sĩ. Bấy giờ bà rất kính trọng, bà biết địa vị của mình cũng như biết địa vị của ông. Mặc dù bà cho ông lời khuyên nhưng vẫn tỏ lòng kính trọng, hiểu ý tôi không? Đó là vì người mẹ cũng có đức tính khiêm tốn. Đó là lý do bà có được người con như thế, tôi đoán vậy. Ô-kê, người con may mắn.

Bà nói: "Con ơi, bây giờ con là đạo sĩ, còn ta vẫn còn tại gia. Dạy con không phải là việc của ta nhưng là mẹ và là người tại gia, con đến cửa khất thực thì ta có thể bố thí cho con bất cứ gì ta muốn." Bà dùng quyền của người tại gia là bố thí và cúng dường cho nên bà nói: "Ta có thể bố thí bất cứ gì ta muốn." Quả là người đầy trí huệ, bà không cần nói mấy lời này, chao ôi! Cứ nói thẳng ra cho rồi. Bà vẫn là mẹ và ông vẫn tôn trọng bà như xưa nhưng bà lại khiêm tốn như thế. Vì thế mới để ông biết rằng bà kính trọng ông và đủ thứ. Không phải như là bà vội kết luận rằng ông phải nghe lời mẹ.

Bà nói tiếp: "Và quà bố thí mà ta muốn cúng dường cho con là 3 lời khuyên này. "Bấy giờ bà nói 3 lời khuyên: "Thứ nhất, ta muốn con qua đêm trong một thành lũy kiên cố. Thứ nhì, con phải lấy giường êm nhất làm giường ngủ. Thứ ba, không thưởng thức gì ngoài các bữa ăn ngon nhất." Quả là một người mẹ! Vẫn chăm sóc cho ông. Muốn ông có những gì tốt nhất.

Bấy giờ Gopi Chand rất bối rối, mới đáp lời bà: "Thưa mẹ, nếu lời khuyên này do người phụ nữ nào khác ban cho con thì con sẽ tưởng rằng bà ta mất trí vì con tìm đâu ra thành lũy trong rừng? Giường của con ngoài mặt đất gồ ghề của rừng già đâu có gì khác nữa? Con làm sao còn ăn gì khác hơn ngoài vài mảnh bánh vụn mà người tu khổ hạnh được phép ăn?" Phải, cũng tưởng tượng được ha?

Mẹ ông nói tiếp: "Đạo sĩ ơi, con không hiểu ta rồi." Thấy không? Ông vẫn chưa có nhiều trí huệ lắm. Còn trẻ mà. Cho nên mặc dù người mẹ là người tại gia, nhưng bà rất có trí huệ. Rồi bà giải thích cho ông: "Con là thanh niên tuấn tú, phụ nữ già trẻ sẽ đến nghe con giảng. Thầy con sẽ là hàng rào bảo vệ mạnh nhất của con để chống lại họ. Đó là "thành lũy" của con." "Xây thành lũy ở cùng với sư phụ và tăng đoàn quanh con." Tăng đoàn là đoàn thể những người tu hành Chân Lý, những tu sĩ. Phần lớn là những tu sĩ, những người có cùng lý tưởng như ông, xuất gia như ông. Cho nên bà khuyên con rằng bây giờ là đạo sĩ rồi thì hãy nương náu nơi thầy mình và tăng đoàn xuất gia vì khi luôn ở cạnh họ và lúc nào cũng giữ trong tâm thì ông sẽ đồng nhất với họ, rồi tất cả trở thành một lực lượng hợp nhất mạnh mẽ chống lại cám dỗ. Phải, bởi vì ông ta vẫn còn trẻ, thậm chí còn tuấn tú nữa, và làm vua trước kia, biết không? Mọi thiếu nữ sẽ rất hiếu kỳ, phải không? Thích lảng vảng gần bên. Cho nên bà nói: "Hãy nương náu. Xây thành lũy quanh mình đồng hành với sư phụ và tăng đoàn. Lời dạy của thầy giữ cho đệ tử trên đường chính đạo."

"Thứ hai, tỉnh thức và thiền định ngày đêm cho đến khi không còn thức được nữa. Đến lúc đó, thậm chí chông gai đá nhọn đối với con cũng sẽ êm như nhung lụa và con sẽ thấy nó còn thoải mái hơn giường hoa lụa gấm trong cung điện nữa."

Lời khuyên thứ 3: "Sau cùng, hãy cố gắng nhịn đói hoặc ăn thật ít. Thì thậm chí một mẩu bánh khô đối với con cũng vô cùng ngon miệng. Ta không còn chi khác ngoài mấy lời khuyên này để cho con nữa, con à. Hãy luôn luôn giữ mãi bên con,"

Đó là quà bố thí bà cúng dường cho ông, còn quý báu hơn bất cứ thức ăn nào cúng dường cho ông suốt cuộc đời và trong tương lai nữa. Hay ha? Truyện hay. Truyện rất hay. Tôi rất thích. Tôi thắc mắc tại sao bà cho con mình ra ngoài như vậy. Tại sao? Tại sao bà cho con mình ra ngoài làm đạo sĩ? Bà muốn điều tốt nhất cho ông. Muốn điều tốt nhất cho ông. Ô-kê. Tại sao bà không muốn điều tốt nhất cho chính mình? Nói tôi nghe. (Có lẽ già quá rồi.) Già quá, có lẽ vậy, già quá. Đồng thời hồi xưa, phụ nữ không được phép ở trong tăng đoàn. Thậm chí không được đến gần, đến gần quá. Một số chùa chiền chỉ có tăng sĩ ở đó và luôn luôn khóa cổng. Nữ tu sĩ cũng không được vào hoặc bất cứ phụ nữ nào đến gần cổng, họ không cho vào, thậm chí cũng không nói chuyện nữa. Họ nói: "Xin đi chỗ khác." Ô-kê, giỏi lắm. Bà muốn điều tốt nhất cho ông, có lẽ là vậy. Ô-kê, giỏi lắm.
 
--976 The Importance of the Masters' Teachings
                                   
​

Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine