The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

The First Zen Patriarch Mahakasyapa

3/14/2017

 
Spiritual Stories

Picture
THE FIRST ZEN PATRIARCH 
Mahakasyapa


Mahakasyapa was the first Zen patriarch. Without his organized collection and compilation of the scriptures, we wouldn't have Buddhism today.

Soon after Shakyamuni Buddha went into nirvana, Mahakasyapa gathered together the high-level disciples of the Buddha - the great saints - to compile scriptures for their fellow practitioners and the later generations.

Mahakasyapa and Ananda have brought us immense benefits. For this, we are extremely grateful. So I think that it is appropriate to talk about the Zen patriarchs.

​Mahakasyapa and Shakyamuni Buddha began pursuing spiritual practice at about the same time.

Mahakasyapa was of Brahman descent.

The Indian people were divided into four classes - the Brahmans, the royal families or saints, at the upper end; and slaves or labor workers, who were not learned and had no social status, at the other end.

As the most respected in society, the Brahmans formed the dominant and highest class in India at the time. 

Mahakasyapa was born in the country of Magadha. His father was Yingzhe and his mother was Hsiangzhi. 

​At a young age, he looked dignified and handsome, his body radiating a golden hue which manifested from his spiritual vibration that was invisible to ordinary folks. His golden light shone far and wide long before he renounced his layman's life. 

At his parents' request, a highly reliable fortune-teller prophesied, "This child has great, inconceivable merit. He seems destined for monkhood." 

Upon hearing these words, his parents feared that they might lose their son to the monastic order. As you all know, people often say, "It is great for other people's sons to become monks, but not mine!"

Mahakasyapa's parents decided, "No way! When he grows up, we must find a beautiful girl and have him marry her immediately. Once he is bound by a female, he won't be able to think about becoming a great man or a monk, or getting liberated." 

His parents' plans were set.

So when Mahakasyapa reached the age of fifteen or sixteen, they wanted him to get married. But each time, he refused. His parents coerced and threatened him, trying all kinds of tricks and using a teary approach, "If you don't get married, I will take my life...."

Mahakasyapa refused many times but finally gave in to their persistent efforts. 

"I respect your opinion, but you must find a girl who is the same color as I am," Mahakasyapa said to his parents. "She must radiate light, have a golden body, and look like me. Only then will I marry, otherwise I will remain single!"
Picture
Have you noticed that some couples look very much alike?

The name "Mahakasyapa" means "absorbing all other light." This means that Mahakasyapa radiated such an intensely brilliant color of golden light that all other lights paled in comparison and seemed as though they had disappeared.

So Mahakasyapa means "great light".

Once Mahakasyapa's parents learned that he wanted to find a girl of his own likeness, they had a sculpture of him carved in gold, because not only did golden rays of light shine forth from him, but his physical body was like gold as well.

A nationwide search was made for a girl resembling the sculpture. Finally, one such a girl was found, and Mahakasyapa had to honor his promise and marry her.

This story explains why Mahakasyapa married the girl. Now let me tell you about this part.

Why was there a girl who had such noble looks?

A long, long time ago, before the time of Shakyamuni Buddha, there were seven enlightened saints.

One of them was called Vipasyin.

When Vipasyin went into nirvana, his believers built a temple where his relics were worshipped and a statue of him was molded. Many years later, the statue became worn out and the gold plating on its face cracked.

A poor woman went to the temple to worship the saint and noticed that the statue needed repairs. She took her only nugget of gold to Mahakasyapa, who was a goldsmith at the time, and asked him to melt it for the facial repair.

Moved by the poor but sincere woman, Mahakasyapa was very happy to help her. They became good friends.

Later, this common objective of restoring the saint's statue united them in matrimony, their nuptial bonds founded on a shared sentiment, mutual understanding and respect rather than sexual desire.

They vowed that they would be husband and wife in the lives to come.

Therefore, in their last lifetime, Mahakasyapa had to marry her even though he wanted to join the monastic order.

Until the time of Shakyamuni Buddha, they had been reborn ninety-one times, each time with golden bodies and happily sharing their lives together because of their vow, the merit of repairing the saint's statue, and the offering of gold to the saint.

At the end of each lifetime, they went to the Brahma (God of creation) Heaven, where they enjoyed their time before descending to Earth as human beings again.

In this last lifetime, they were both born into wealthy families, again because of their merit. And it was their parents, their karmic relationship, and sincere vow that united them in wedlock.

So, sometimes when we see people getting married, we cannot assume that it's not good and based only on sexual desire. They might have made a vow that now ties them together.

Therefore, we cannot say that all marriages are no good.

After Mahakasyapa married the girl, they lived like intimate friends but slept separately, treating each other like fellow practitioners and not having a sexual relationship.

A long time after their marriage, they both sought permission from their parents to become monastics, pleading until their wish was granted, whereupon they joined the monastic order and went to different places to pursue spiritual practice.
Picture
After practicing asceticism in the mountains for some time, Mahakasyapa heard a voice in the sky, "Now a Buddha has descended to the world to teach people. You must go look for Him and follow Him." 

Mahakasyapa went to Shakyamuni Buddha's bamboo grove and, with utmost sincerity, requested that the Buddha accept him as a disciple.

​Shakyamuni Buddha said, "You are a monk with good merit. Please go shave your hair and beard." Mahakasyapa was thus initiated into monkhood and followed the Buddha.

He progressed very quickly, easily understanding the profound teachings of the Buddha, and becoming His favorite. He practiced diligently and soon attained arhatship.


On one occasion, Mahakasyapa returned from far away to see Shakyamuni Buddha. Although he had been born into a wealthy family, he practiced asceticism and cared little about his outer appearance.

​He came in tattered clothes, looking thin, awful and undignified, most probably because of his ascetic practice and lack of sleep and food. He did not deliberately make himself appear so.

At the time of his arrival, many other monastics and disciples were gathered around the Buddha, listening to His lecture. They looked at Mahakasyapa with disdain, because of his appearance.

These disciples were usually by the Buddha's side, their ample supply of food and clothes ensuring that they looked good and healthy, while the penniless Mahakasyapa practiced asceticism in seclusion in the mountains. Thus, the monks and nuns looked down upon him.


Shakyamuni Buddha noted their reaction and said, Mahakasyapa, come here. I'll share my seat with you. Mahakasyapa dared not comply and sat on the floor instead.

"I have great mercy, samadhi (joy from meditation) and boundless merit to dignify myself," said Shakyamuni Buddha to his disciples, implying that one should be dignified through merit rather than clothes.

Some people look ordinary, but we respect them all the same when we meet them. Here, Shakyamuni Buddha is quoted as saying He had boundless merit to dignify Himself and so did Mahakasyapa.

He praised Mahakasyapa for his merits and wisdom, as well as his high spiritual level that put him on a par with fully enlightened saints. Thus the Buddha wanted to offer half of His seat to him, that is to say that Mahakasyapa is the same as I am.

​These words shocked the monastics, who finally understood and immediately became respectful toward Mahakasyapa.
Picture
​One day during a lecture on Mount Grdhrakuta, Shakyamuni Buddha held up a lotus flower. The audience did not understand the gesture.

Only Mahakasyapa smiled with understanding at this revelation. This is the Chinese ancient saying about "Mahakasyapa smiling at the Buddha holding up a flower".

"I have the profound method for the complete opening of the wisdom eye and attainment of nirvana. It is not expressed in words and is transmitted beyond my verbal teachings," said Shakyamuni Buddha.

"Today I pass it on to you, Mahakasyapa. You must carefully protect this method and ensure that it is passed down forever without getting lost. You may pass it to Ananda in the future."

The Buddha asked Mahakasyapa to go to Him and offered him half His seat. He put his robe - the so-called "Sanghati" (patch-robe) - around Mahakasyapa in a gesture signifying the passing on of the Masterhood and that this disciple was no different than the Buddha, sitting on half His seat and wearing the most noble robe.

This robe was later passed down to ​the sixth Zen patriarch Hui Neng.


Here, Shakyamuni Buddha recited a poem,

"This method is not a method;
it is one without form.
Yet even a formless method is a method. 

Today I pass on this formless method;
but no method is a method."


Mahakasyapa's inheritance of the Masterhood from Shakyamuni Buddha earned him the title of the first patriarch later in Buddhism.

Shakyamuni Buddha was acclaimed as the Master and the Great Guide, while the first patriarch, His successor, is called the first patriarch.


When Mahakasyapa received news that the Buddha was entering nirvana, he and five hundred other disciples rushed back to Kusinayara to see Him, but arrived too late.

A sad Mahakasyapa walked around the Buddha's golden coffin three times. The Buddha, though gone, was moved by the disciple's action and stretched out His feet for Mahakasyapa to behold.

Mahakasyapa was so touched that he prostrated before the Buddha's feet. This is the story behind the saying
"prostrating before the Buddha's feet". 

​When Mahakasyapa touched and prostrated before the Buddha's feet, he felt much consoled. Because he had arrived too late to see his Master, the Buddha, who loved him dearly, let him see His feet for the last time.

After the Buddha's cremation, Mahakasyapa said to the monastics, "We shall ask the celestial beings and guards to protect the Buddha's relics. However, we monastics shall be responsible for compiling the scriptures for future generations. The disciples of the Buddha shall not yet enter into nirvana. Those of you who have magical powers shall gather together to compile the scriptures."

Seven days after Shakyamuni Buddha went into nirvana, Mahakasyapa assembled five hundred arhats to carry out the compilation work in a big cave on Mount Grdhrakuta.


However, there was one man who could not participate. Do you know who that was?

It was Ananda.
Picture
At that time, Ananda had not yet attained the level of a perfect arhat.

He still had "leaks" - dark and gloomy sides.
He had not been cleansed and had yet to attain one hundred percent purity.

Therefore, Mahakasyapa did not allow this incomplete saint who still had the qualities of a mundane person to join in the work and even reprimanded him, "You are not pure! Don't come here to contaminate the gathering of the saints."

Well! If an ordinary person had heard these words, how do you think he would have reacted?
He would have said, "How dare you speak to me like this?"

An ordinary person would have objected and problems would have arisen. He might have waged a battle, argued, fought, broken cups, or hurt his legs. He might even have resisted or begged to go home.


However, Ananda was a saint.

Though annoyed, he knew that he was unclean and had not done well in his spiritual practice.

He talked a lot each day and did not keep the precepts strictly; instead, he relied solely on the Buddha's love. He was a relative of the Buddha, and thought it was enough to remember everything that the Buddha had ever said.

Shakyamuni Buddha had warned Ananda several times and instructed him to practice more diligently. However, he took things easily and did not work hard.

Only now that the Buddha had gone did he realize there would not be another one who would spoil him like the Buddha did. There was no one to rely on and there was nothing to do.

Ananda had served as the Buddha's attendant and attended to Him every day. So he had excuses, "I'm very busy!" "I don't have time to meditate." "The Buddha asked for me just as I was about to meditate." "I'm sacrificing myself for the Buddha and the people."


After Ananda was sent away, he remained awake all night, meditating sincerely and entered samadhi.

In just one night, he became a true arhat (with "no leaks"). He immediately went to the cave to see Mahakasyapa, who knew what had happened as soon as he saw Ananda.

So he did not reject Ananda but rather praised him in front of the other monastics,

"Our monk Ananda is our primary source of information. He often listened to the Buddha's lectures and remembers everything that the Buddha said not forgetting a single thing, just like a bottle that does not allow a single drop of water to leak out. We shall invite him to compile the scriptures with us to make the work perfect. We shall also ask the nuns to compile the precepts."

The monastics happily agreed.

The compilation of the scriptures marked the end of Mahakasyapa's mission of delivering sentient beings.

He summoned Ananda and said, "When the Buddha was about to go into nirvana, He instructed me to pass the method of opening the wisdom eye to you. I will be leaving soon. So now is a good time to pass the method to you. You must carefully protect it. Do not let it become lost." 
​
Picture
That was the story of Mahakasyapa.

Without him and Ananda, we wouldn't have known who Shakyamuni Buddha was.

To them, we are truly grateful.

By studying their stories, we may be inspired to pursue spiritual practice. And as the story goes, Mahakasyapa was not an ordinary man.

He was born with a golden colored body which emitted brilliant light. He also had the noble inclination to become a monk.

You may have heard that people saw that I have a golden body. My master had seen it before I practiced the Quan Yin Method and became a nun.

In "The True Meaning of the Amitabha Buddha Chant" - The Key Of Immediate Enlightenment, Chinese version Volume III, some people saw my body as a colored glaze emitting very strong light; some said that my body radiated white light and others said that it gave forth other kinds of light.

People see different kinds of light depending on their spiritual levels.

But if I were to go grocery shopping with you, you might ask a peddler in the market, "Do you know that my Master has light?" He would say, "You are crazy! What are you talking about? I'm only selling vegetables. Why do you ask me that? I don't know what 'light' is!"

​The story here says that Mahakasyapa had light, because the writer must have been a high-level disciple who might have seen Mahakasyapa's golden colored body.

Why do I say that? Because the book says that Mahakasyapa's golden light shone far and wide. It would have been invisible to one who did not pursue spiritual practice and had no great wisdom.

The writer was a high-level disciple of Mahakasyapa's, so he perceived his Master's appearance and the story he wrote was closer to reality.

An ordinary disciple could only have written about how learned his Master was, where he was born, how old he was, what method he taught, whether he had a merciful personality or not, whether he worked hard or not, how many disciples he had, how many hours he slept, and how many meals he ate each day, and so on.

I'm sure that this story was written for us by a great practitioner.


Another thing is that Mahakasyapa's parents objected strongly when they learned that he wanted to become a monk.

​We all know that people of any country or religion hold monastics in great reverence. People like to visit churches and temples to worship masters or eminent monastics and respectfully make offerings to them.

They like monastics, but they make trouble when their own children want to renounce lay life. This is understandable.

Parents have been the same throughout the ages.

They like monastics, thinking, "It's fine for someone else's child to become a monastic, but not mine. My child must get married and have a son to carry on the family line; he must get a Ph.D. or become a lawyer to earn big money; he must marry the most beautiful and well-behaved girl and become a father."
Picture
From ancient stories, we know that the life of monastics is the most noble. That's why Shakyamuni Buddha gave up the whole world and the kingdom.

His son Rahula was only nine years old and was supposed to inherit the throne, but Shakyamuni Buddha also took him along and made him a monk. Shakyamuni Buddha even allowed his own wife to become a nun.

This means that being a monastic
is better than being a king.

If we have an accident tomorrow, we will have to leave everything in the world behind.

When we go to hell, the king of hell will not ask us what academic degree we earned. When we go to the Western Paradise, Amithabha Buddha will not ask us whether we graduated or not.

If we are virtuous, we can go there; if we are not virtuous, we cannot, even if we have ten academic degrees.

Therefore, it's not that monastics give up good things, but that the worldly people truly give up good things - they give up nirvana, give up great power and freedom, and give up eternity for some small things .


One other thing I have noticed in many scriptures is that when Shakyamuni Buddha said, You are now a monastic with good merit, that person's hair would fall out automatically.

But this story is the first one that recounted Shakyamuni Buddha as saying, "Please go shave your hair and beard."

So this story may be more accurate, because I know very well that Shakyamuni Buddha wouldn't have used magical power.

Why would He use magical power to make a person's hair fall out? He did not need to; it was a trivial thing that could be done with a razor. He did not even perform big deeds with magical power, so why would He shave people's hair through magical power?

That is only like child's play.

I don't believe that Shakyamuni Buddha would have done so. Of course He could have, but He wouldn't. Why would a Buddha do such things to attract people to Him? If He had done that kind of thing, I think that the entire nation would have become His followers, because it was cheap.

So I believe that the translation of this story is closer to how it was, while the translated versions of other stories are exaggerated (or just symbolic).


When we respect a person, we exaggerate about him - we say that he did this when he actually did something else.

For example, many people maintain that Master Kuang Chin performed spiritual healing, but I don't believe it. I don't think he did it intentionally. Because of his high spiritual level, people who had an affinity would naturally feel better when they came near him.

Also for example, you may have heard that I have healed many people, but it was done invisibly. I did not recite mantras to heal them. No. I did not do anything intentionally, but the power of my spiritual practice has become medicine and comfort; when people who have an affinity with me come close to me, they feel comfortable and are healed immediately.
Picture
There is a grandmother in Tainan, whose home is open for group meditation on Sundays. She was once unable to walk and was confined to bed.

But when I visited her, she was healed immediately and could sit up and walk. She was very happy and talked all day long. Now she can walk and work as a gatekeeper.

I did not do anything intentionally, but a spiritual practitioner has the power to help others. When people come near him, they are healed immediately.

I wouldn't heal you intentionally with magical power to entice you to come for initiation, nor would Shakyamuni Buddha.

So this translated version says, "Now you are a monk with good merit. Please go shave your hair and beard."

I'm glad that I finally found an objective and wise scripture, which is not superstitious and does not exaggerate.

Shakyamuni Buddha detested the use of miraculous powers to attract others. I too do not allow you to use such powers. I'm an ordinary person, yet I know this; so why would Shakyamuni Buddha show off his magical power in public and make a person's hair fall out?


When Shakyamuni Buddha was transmitting the Masterhood to Mahakasyapa, He chanted the poem, "This method is not a method; it is one without form. Yet even a formless method is a method. Today I pass on this formless method; but no method is a method."

I say the same thing when I give initiation: I initiate you with this method, but I do not have a method to teach you, not that I do not teach you the method, but that you will not get a method.

To put this into worldly language, I should say that when I initiate you, I give you a method which is formless. All methods come from "the formless method" and are nothing.

The statements, "Nothing is happening in the world" and "Fundamentally no Bodhi (wisdom) tree exists," both mean the same.

​
Only after I practiced the Quan Yin Method and was able to initiate others did I understand that this method is formless. When I was initiated and first practiced the Quan Yin Method, I did not realize that right away.

However, without a Master to initiate you, you cannot learn this formless method. Who would understand what I say? Only you would. Those who are not initiated cannot understand.

The master who teaches this method understands it the most clearly, because he doesn't teach anyone and has no method to teach.

That's why when Shakyamuni Buddha passed this formless method to Mahakasyapa, He said it was not a method, because all methods were formless and no methods were a method.



Spoken by Master Ching Hai,
Hsintien, 
Formosa, July 5, 1987 (Originally in Chinese)
Special Series, News 97
​

​TỔ THIỀN TÔNG ĐẦU TIÊN
Maha Ca Diếp



​Vị thiền tông đầu tiên là sư tổ Maha Ca Diếp (Mahakasyapa). Không có Maha Ca Diếp tổ chức và biên soạn các kinh điển, ngày nay chúng ta không có Phật giáo.

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, sư tổ Maha Ca Diếp liền tập hợp những vị đại thánh nhân, đại đệ tử tu hành của Phật Thích Ca Mâu Ni lại, để viết thành kinh sách, cho đệ tử của họ và những người đời sau.

Sư tổ Maha Ca Diếp và A-Nan đã đem đến cho chúng ta những lợi ích rộng lớn. Về việc này, chúng ta phải cảm ơn họ. Cho nên tôi nghĩ, kể chuyện về thiền tông thật là thích hợp.

Sư tổ Maha Ca Diếp tu hành cùng trong một thời gian với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngài Ca Diếp thuộc dòng dõi Bà-la-môn.

Ở Ấn Độ có bốn giai cấp: Bà-la-môn, hoàng gia hay thánh nhân, thượng lưu, nô lệ hay đầy tớ, là những người không có việc làm, không có học vấn và địa vị. Tại Ấn Độ, Bà-la-môn thời đó là giai cấp được tôn trọng nhất.

Ngài Maha Ca Diếp sinh tại nước Ma Kiệt Đà, cha tên là Em Trạch, mẹ tên là Hương Chi.

Khi ông còn nhỏ, tướng mạo uy nghi tuấn tú, cả thân mình là màu vàng kim tỏa ra từ chấn động lực của ông, người thường không nhìn thấy được.

Trước khi xuất gia, hào quang màu vàng kim của ngài đã chiếu rọi nhiều nơi rất xa. Có một người rất giỏi xem tướng số được cha mẹ ông mời đến coi tướng, người này coi rồi nói: "Đứa trẻ này đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia."

Cha mẹ của ông nghe xong rất lo sợ, sợ ngài xuất gia thì sẽ mất con. Quý vị cũng biết, người ta thường nói: "Con người ta xuất gia thì tốt lắm, nhưng không phải con mình!"

Cha mẹ của Maha Ca Diếp nói: "Không được! Khi nó khôn lớn, chúng ta phải chọn một cô gái đẹp và cho nó lấy cô ta liền. Một khi nó đã bị nữ sắc cột, thì sẽ không thể nghĩ tới chuyện trở thành một vĩ nhân hay một hòa thượng, hay giải thoát."

Cha mẹ của ông đã sắp đặt mọi việc xong xuôi.

Cho nên khi Maha Ca Diếp vừa được mười lăm hoặc mười sáu tuổi, cha mẹ lập tức bắt ông kết hôn.

Mỗi lần như vậy, Maha Ca Diếp đều từ chối. Cha mẹ la mắng và dọa nạt ông, dùng đủ phương sách, kể cả dùng nước mắt để uy hiếp ông: "Con không cưới vợ, thì cha mẹ sẽ tự sát v.v...."

Maha Ca Diếp cự tuyệt nhiều lần, nhưng cuối cùng với những nỗ lực không ngừng của họ, Maha Ca Diếp đành phải nói:

"Thôi được, con tôn trọng ý kiến của cha mẹ, nhưng cha mẹ phải tìm một người con gái có thân đồng màu sắc như con. Cô ta cũng có hào quang, cũng có thân kim quang, và trông cũng giống con. Thì khi đó con sẽ kết hôn, nếu không con sẽ sống độc thân!"
Picture
Quý vị có để ý thấy có những cặp vợ chồng trông giống nhau không?

Chữ Maha Ca Diếp dịch đúng ra là hào quang lớn, ý nói là vì hào quang màu vàng kim trên mình ông rất lớn, rất mạnh, che đậy qua những ánh sáng khác, khiến cho ánh sáng khác không sao nhìn thấy được, giống như biến mất vậy.

Nên, Maha Ca Diếp có ý nói là "ánh sáng lớn".

Cha mẹ ông nghe Maha Ca Diếp nói muốn tìm một người con gái tướng mạo giống như ông, vì thân thể của ông nhìn thấy như hoàng kim vậy, không phải chỉ có hào quang mà thôi, cho nên cha mẹ ông dùng vàng, để đúc thành tượng Maha Ca Diếp, đem đi khắp nước để tìm kiếm, xem thử có người con gái nào có màu giống như vàng kim đó.

Cuối cùng cũng đã tìm được một người, lúc bấy giờ Maha Ca Diếp phải giữ lời hứa và kết hôn với cô ta.

​Câu chuyện giải thích tại sao ông lại kết hôn với một người con gái. Bây giờ hãy nói chuyện về người con gái này.

Vì sao lại có người con gái đẹp đến vậy?

Rất lâu về trước, trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn có bảy vị Phật, có một vị tên là Tỳ Bà Thi.

Sau khi vị Phật này nhập niết bàn, tín đồ của Ngài xây chùa, để xá lợi của ông (tro tàn) ở trong đó để thờ và còn khắc tượng Phật Tỳ Bà Thi.

Một thời gian sau, tượng Phật trở nên rách nát và lớp vàng trên mặt tượng đã bị nứt nẻ. Lúc đó, có một người con gái rất nghèo, đến chùa lễ bái và nhận thấy tượng Phật cần được sửa sang.

Cô bèn lấy thỏi vàng duy nhất mà cô có, đưa cho Maha Ca Diếp, lúc ấy làm thợ vàng và xin ông nấu chảy ra để đắp lên tượng Phật.

Maha Ca Diếp nhìn thấy cô nghèo như vậy mà thành tâm, nên ông rất cảm động, đương nhiên rất vui lòng giúp cô. Hai người vì vậy trở thành tri kỷ.

Sau đó hai người vì cùng nhau tu sửa tượng Phật mà kết thành vợ chồng, phần vì có cùng tâm thành, phần vì hiểu nhau, tôn trọng nhau, mới kết hôn, chứ không phải vì ham muốn tình dục.

Họ còn phát nguyện đời đời kiếp kiếp làm vợ chồng.

Cho nên vào đời cuối, Maha Ca Diếp vẫn phải kết hôn cùng người con gái đó, mặc dù ông muốn xuất gia.

Cho tới thời đại của Phật Thích Ca Mâu Ni, họ đã tái sinh lại chín mươi mốt lần, mỗi lần tái sinh thân thể hai người đều như hoàng kim, và cùng chia sẻ hạnh phúc cuộc đời vì lời ước nguyện của họ, công đức tu sửa tượng Phật và cúng dường vàng cho Phật.

Mỗi một lần họ chết đi, rời khỏi thế giới, họ đều lên thế giới Phạm Thiên, ở nơi Phạm Thiên hưởng thụ xong, họ lại xuống thành người.

Bây giờ là kiếp cuối cùng, sinh trưởng trong một gia đình giàu có vô cùng, chỉ vì công đức của họ, và cha mẹ họ, mối quan hệ nghiệp chướng của họ, và sự thành tâm thề nguyền trong hôn nhân của họ.

Cho nên, đôi khi chúng ta nhìn thấy người ta kết hôn, cũng không nên nói là không tốt, và chỉ dựa trên ham muốn tình dục.

Rất có thể trước kia họ phát nguyện bừa bãi, giờ đây mới dính với nhau, không thể nói kết hôn đều không tốt.

Maha Ca Diếp kết hôn với người con gái đó xong, hai người như bạn tri kỷ vậy, nhưng không ngủ cùng nhau, đối đãi với nhau như đồng tu, và không có quan hệ sinh lý.

Sau khi kết hôn rất lâu, họ cầu xin cha mẹ của họ cho phép họ xuất gia, xin rất lâu, rất lâu, cha mẹ của họ mới chấp thuận. Rồi hai người cùng xuất gia và đi tới những chỗ khác nhau để theo đuổi con đường tu hành.

Picture
Maha Ca Diếp ở trên núi tu khổ hạnh, một thời gian sau, nghe trên không trung có một tiếng nói: "Hiện nay Phật đã hạ phàm để dạy người. Con nên tìm Phật để thọ giáo."

Ông đến rừng trúc của Phật, thành tâm bái Phật làm thầy, yêu cầu nhận ông làm đệ tử. Phật Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ nói: "Lành thay tỳ kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi."

Sau khi thọ giới tỳ kheo, Maha Ca Diếp thường theo Phật học đạo. Ông học rất nhanh và cũng dễ hiểu được những thậm thâm vi diệu pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni rất cưng ông. Maha Ca Diếp tu hành siêng năng và sớm đạt quả vị A La Hán.


Có một lần, Maha Ca Diếp từ nơi xa trở về, bái thăm Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông tuy xuất thân từ một gia đình giàu có, nhưng ông đã tu khổ hạnh và không để ý đến bề ngoài.

Hôm đó khi ông đến, quần áo rách rưới, thân thể gầy gò, nhìn không đẹp mắt, không trang nghiêm, có thể vì tu hành khổ hạnh, ăn uống và nghỉ ngơi không đủ, chứ không phải vì ông cố ý.

Lúc đó Phật Thích Ca Mâu Ni có rất nhiều đệ tử khác, như tỳ kheo và tỳ kheo ni, vây xung quanh Ngài nghe giảng kinh. Số đệ tử, tỳ kheo, tỳ kheo ni nhìn thấy Maha Ca Diếp như vậy, không tôn kính ông.

Những người này gần gũi Phật Thích Ca Mâu Ni, tất nhiên có ăn uống đầy đủ, y phục chỉnh tề, rất đẹp đẽ. Còn Maha Ca Diếp một mình trên núi tu khổ hạnh, không có tiền, cho nên các tỳ kheo, tỳ kheo ni và chúng đệ tử coi thường ông.

 
Lúc đó Phật Thích Ca Mâu Ni nhìn thấy cử chỉ của họ, nên Ngài nói: "Ca Diếp đến đây. Ta nhường nửa tòa cho ngồi."

Maha Ca Diếp không dám ngồi, ông vẫn ngồi ở dưới đất. Bấy giờ Phật Thích Ca Mâu Ni nói với chúng tỳ kheo và tỳ kheo ni: "Ta đại từ đại bi, đủ các thiền định tam muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm."

Ý nói là không nên dùng y phục mà phải dùng phước báu để trang điểm. Cho nên có người bên ngoài có thể trông chẳng có gì, nhưng khi chúng ta nhìn thấy họ, chúng ta rất kính trọng họ.

Ở đây Phật Thích Ca Mâu Ni nói, Ngài có rất nhiều công đức vô lượng vô biên để khiến mình cao quý, còn nói rằng tỳ kheo Maha Ca Diếp cũng vậy.

Ý nói là tán thán công đức, trí huệ và đẳng cấp của Maha Ca Diếp cũng tương tự như Phật, nên mới có thể dành nửa chỗ ngồi cho ông, ý chỉ là Ta và Maha Ca Diếp bằng nhau!

Lúc bấy giờ tỳ kheo, tỳ kheo ni nghe xong đều giật mình, liễu ngộ được và liền trở nên tôn kính Maha Ca Diếp.
Picture
Picture
Có một ngày, ở pháp hội Linh Sơn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tay cầm một đóa hoa sen. Đại chúng lúc bấy giờ không ai hiểu đây là ý nghĩa gì.

Chỉ có Maha Ca Diếp mỉm cười. Người Trung Quốc có câu "Niêm hoa vi tiếu".

Đức Phật lúc bấy giờ nói: "Ta có nhãn tạng chính pháp, diệu tâm niết bàn, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, nay Ta giao cho ngươi - Maha Ca Diếp. Ngươi khéo giữ gìn chính pháp này, truyền trao mãi đừng cho đứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan."

Lúc đó Đức Thế Tôn gọi Maha Ca Diếp tới chỗ Ngài, Ngài nhường một nửa chỗ ngồi của Phật cho Maha Ca Diếp, còn đem áo cà sa, chúng ta gọi là Tăng Già Lê, choàng lên người Maha Ca Diếp.

Ý nói rằng truyền y bát, truyền chánh pháp cho ông trở thành đệ tử thừa kế của Ngài. Điều này biểu thị, giờ đây ông đã ngang hàng với Phật! Ngồi một nửa chỗ ngồi của Phật, mặc chiếc áo Phật cao đẳng nhất.

Về sau truyền tới Lục Tổ Huệ Năng,
vẫn là chiếc y pháp đó.


Khi đó, Đức Phật Thích Ca nói một câu kệ: "Pháp gốc pháp không pháp, pháp không pháp cũng pháp, nay khi trao không pháp, mỗi pháp đâu từng pháp."

Vì Maha Ca Diếp là người thừa kế Đức Phật Thích Ca, cho nên sau này đệ tử Phật giáo gọi danh Ngài là Sư Tổ đầu tiên.

Chúng ta gọi Đức Phật Thích Ca là Giáo Chủ, là Đại Đạo Sư, không gọi Ngài là Sư Tổ.

​Sư Tổ là đệ tử thừa kế của Ngài, từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền xuống, gọi là sư tổ đời thứ nhất.


Khi Phật nhập niết bàn, Maha Ca Diếp nghe được tin, liền cùng năm trăm vị đệ tử tới gấp Câu Thi Na để gặp Phật, nhưng đã trễ quá.

Lúc bấy giờ ông rất buồn bã, bèn đi ba vòng quanh quan tài bằng vàng của Phật. Đức Phật cảm động, tuy đã ra đi, nhưng Ngài đã duỗi chân ra cho ông thấy.

Lúc đó Maha Ca Diếp rất cảm động, liền lạy chân Phật. Nguồn gốc chuyện "lạy chân Phật" là do từ đấy.

Lúc đó, Ngài vuốt ve hai bàn chân Đức Phật, lạy chân Đức Phật, trong lòng cảm thấy một phần nào an ủi. Bởi vì ông trở về quá muộn, không sao gặp Đức Phật được, cho nên Đức Phật thương ông, mới làm như vậy để Maha Ca Diếp nhìn thấy Ngài lần cuối cùng.

Sau khi kim thân của Đức Phật hỏa táng xong, Maha Ca Diếp nói cùng với chúng tỳ kheo rằng:

"Xá lợi của Đức Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm tỳ kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau. Đệ tử Như Lai, chớ vội niết bàn, người được thần thông, nên đến kiết tập."

Cho nên, bảy ngày sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, ông đã tụ tập năm trăm vị A La Hán tại một hang động lớn trên núi Kỳ Xà Quật để sưu tập viết kinh điển.


Nhưng có một người không thể tham gia, quý vị có biết là ai không?

Là A-Nan.

Picture
A-Nan lúc bấy giờ vẫn chưa phải là A La Hán hoàn mỹ.

Ông còn chưa sạch các lậu.
"Lậu" đây tức là nơi ô ô ám ám, vẫn chưa được rửa sạch sẽ, vẫn chưa chứng quả, vẫn chưa được 100% đơn thuần trong sạch.

Cho nên Ngài Maha Ca Diếp không cho phép ông vào, và còn mắng A-Nan: "Tâm nhà ngươi vẫn chưa sạch, đừng có tới đây làm ô uế pháp hội thánh nhân của chúng tôi!"

Ồ! Nếu là người thường nghe những lời này, quý vị biết sẽ phản ứng ra sao: "Ông là thứ gì, tại sao ông lại dám nói như vậy?" "Tôi sẽ làm cho ông coi!" v.v...

Người thường sẽ làm trở ngại, lập tức sẽ xảy ra chuyện lớn, rất có thể đánh lộn, tranh luận, chống cự lại, đập ly đập chén, hoặc làm tổn thương chân mình. Ông rất có thể chống cự hay khóc lóc, rồi đòi về nhà.


Tuy nhiên, A-Nan cũng là thánh nhân.

Ngài chỉ cảm thấy buồn bã, Ngài biết mình chưa trong sạch, chưa đủ tinh tấn tu hành.

Bởi vì mỗi ngày nói chuyện quá nhiều, giới luật cũng không giữ được rõ ràng, chỉ ỷ lại vào Đức Phật thương yêu. Ngài là thân cận với Đức Phật, Đức Phật nói gì Ngài cũng ghi nhớ hết, cho nên Ngài nghĩ như vậy là đủ rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, cũng đã cảnh cáo Ngài nhiều lần, nói Ngài nên cố gắng tu hành thêm, nhưng hình như Ngài làm lơ, làm biếng, không chịu cố gắng thêm.

Giờ đây Ngài mới thật sự hiểu được, vì Đức Phật đã ra đi, không còn ai nuông chìu Ngài nữa, không có việc để làm, không có người để nương tựa.

Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài là thị giả của Đức Phật, mỗi ngày phụng sự Đức Phật, còn có thể mượn cớ nói rằng: "Tôi rất bận. Tôi không rảnh để tọa thiền! Tôi vừa mới tọa thiền, Đức Phật đã gọi tôi rồi. Tôi phải hy sinh vì Đức Phật, vì đại chúng."


Ngài A-Nan quay trở về, cả đêm không ngủ, thành tâm tọa thiền, sau đó nhập định.

Chỉ trong một đêm, Ngài đã thật sự trở thành "Vô Lậu" A La Hán. ​Ngài lập tức chạy đến sơn động thăm viếng Ngài Maha Ca Diếp.

Ngài Maha Ca Diếp nhìn thấy A-Nan liền hiểu ngay. Ngài không xua đuổi A-Nan, còn ca tụng với chúng tỳ kheo rằng:

"Tỳ kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết tập tạng Kinh và tạng Luận. Mời tỳ kheo Ưu Ba Ly kiết tập tạng Luật."

Lúc đó mọi người đều hoan hỷ đồng ý.

Việc biên soạn các kinh điển đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng độ chúng sanh của Maha Ca Diếp. Ngài gọi A-Nan đến và nói: "Khi Như Lai sắp vào niết bàn, có dặn ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn đứt."
Picture
Câu chuyện Maha Ca Diếp đã kể xong rồi!

​Không có Maha Ca Diếp, không có A-Nan, thì chúng ta không sao biết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai.

Chúng ta rất cảm ơn họ.

Cho nên bằng cách tham khảo những câu chuyện của họ, chúng ta có thể sẽ phát tâm theo đuổi việc tu hành.

Trong câu chuyện này, chúng ta thấy được Maha Ca Diếp không phải là người bình thường, Ngài sinh ra đã có kim thân, hào quang rất lớn, vả lại, có chiều hướng cao quý để trở thành người xuất gia.

Quý vị đã nghe có người nói là nhìn thấy tôi có kim thân.

Khi tôi chưa tu pháp môn Quán Âm, chưa xuất gia, thầy của tôi đã nhìn thấy kim thân của tôi. Nếu như quý vị đọc cuốn Tức Khắc Khai Ngộ 3 bản Trung Hoa "Ý nghĩa chân chính của kinh A Di Đà", trong đó nói:

Có người nhìn thấy thân thể của tôi như lưu ly, phát ra hào quang rất lớn. Có người nói thân thể của tôi phát ra hào quang màu trắng. Có người lại nói thân thể của tôi phát ra hào quang màu khác.

Đẳng cấp khác nhau, nên nhìn thấy hào quang khác nhau.

Thế nhưng, nếu tôi cùng đi chợ với quý vị để mua rau, quý vị hỏi người bán trong chợ: "Quý vị có biết Sư Phụ của tôi có phát ra hào quang không?" Họ sẽ nói: "Anh khùng sao? Anh đang nói gì vậy? Tôi chỉ bán rau thôi. Tại sao anh hỏi tôi điều đó? Tôi đâu có biết hào quang là gì đâu!"


Nơi đây viết Ngài Maha Ca Diếp có hào quang, bởi vì người viết câu chuyện truyền kỳ, chắc hẳn là đại đệ tử của Ngài, rất có thể nhìn thấy kim thân của Ngài.

Tại sao tôi nói vậy? Vì trong sách có nói, hào quang vàng kim của Ngài chiếu rọi rất xa và rất rộng.

Người không tu hành, không mở được mắt đại trí huệ sẽ không nhìn thấy.

Tác giả là đại đệ tử của ngài Maha Ca Diếp, nên ông có thể nhìn thấy dáng vẻ của thầy mình và câu chuyện ông viết ra mới chân thực hơn.

Đệ tử bình thường, chỉ có thể viết đã học hỏi được về thầy ra sao, sinh quán chỗ nào, được bao nhiêu tuổi, giảng dạy pháp môn gì, có từ bi hay không, có làm việc chăm chỉ hay không, có bao nhiêu đệ tử, ngủ mấy tiếng, ăn bao nhiêu bữa một ngày v.v... và v.v...

Tôi chắc chắn rằng câu chuyện này do một bậc đại tu hành viết để cho chúng ta đọc.


Ngoài ra, cha mẹ của Maha Ca Diếp chống báng rất mãnh liệt khi được biết ngài muốn xuất gia.

Chúng ta đều biết rằng, bất cứ quốc gia nào, bất cứ tôn giáo nào, cũng rất kính trọng người xuất gia. Người ta thích đến giáo đường, hay chùa chiền để cúng bái những vị thầy, hay vị cao tăng nào đó, và còn kính cẩn cúng dường họ.

Họ thích những người xuất gia, nhưng họ lại phiền hà nếu con cái của họ muốn từ bỏ nếp sống trần tục. 

Thời đại nào, cha mẹ cũng như vậy cả.

Họ thích người xuất gia, nghĩ rằng "Con người khác xuất gia thì được, nhưng con tôi thì không được. Nó phải kết hôn và có con để nối dõi tông đường; nó phải có bằng bác sĩ hay thành luật sư để kiếm nhiều tiền; nó phải lấy một cô gái đẹp và đoan trang nhất, rồi làm cha."

Picture
Đọc những chuyện cổ xưa, chúng ta đều biết rằng cuộc sống của người xuất gia là cao thượng nhất. Vì thế, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ cả thế giới và cả một vương quốc.

Con trai La Hầu La của ngài, mới có chín tuổi, đáng lẽ thừa kế ngai vàng, Ngài cũng đem nó theo để xuất gia. Còn vợ của Ngài, Ngài cũng cho phép xuất gia. Điều này có nghĩa là làm người xuất gia hay hơn làm vua.

Nếu ngày mai gặp phải tai nạn, chúng ta sẽ phải để lại mọi thứ trên cõi đời này.

Khi xuống địa ngục, Diêm Vương sẽ không hỏi anh có bằng cấp gì. Đến thế giới Tây Phương, Phật A Di Đà cũng sẽ không hỏi anh đã tốt nghiệp chưa?

Quý vị có đạo đức thì quý vị lên trên, nếu không có đạo đức, thì dù có cả chục bằng cấp cũng không làm gì được.

Cho nên, không phải là người xuất gia bỏ đi những điều tốt đẹp, mà thực ra là người đời bỏ lỡ những điều hay - họ bỏ đi niết bàn, bỏ đi một lực lượng vĩ đại và tự do, bỏ đi sự hằng hữu vì một vài điều nhỏ nhặt.


Còn nữa, tôi nhận thấy trong rất nhiều kinh điển đều viết Phật nói rằng: "Bây giờ con là người xuất gia với công đức thiện lành!", thì tóc của người đó tự nhiên rụng xuống.

Nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy Đức Phật Thích Ca nói: "Hãy cạo bỏ râu tóc đi!" Cho nên câu chuyện chính xác hơn, vì tôi biết rất rõ là Đức Phật Thích Ca không dùng thần thông.

Tại sao phải dùng thần thông để tóc của người ta rụng xuống? Không cần mà! Chỉ là một chuyện nhỏ nhặt, đi mua một con dao là được. Ngài còn không dùng cả đại thần thông kia mà, vậy thì tại sao Ngài phải thi triển thần thông để cạo đầu người ta. Cái này là trò chơi của con nít. Tôi không tin Đức Phật làm như vậy.

Ngài đương nhiên có thể làm, nhưng Ngài không làm. Đức Phật tại sao phải làm những việc này để dụ dỗ người? Nếu như Ngài làm như vậy, tôi nghĩ cả nước sẽ thành tín đồ của Ngài, vì nó rẻ quá.

Cho nên tôi tin rằng cuốn sách này dịch chính xác nhất, còn những cuốn khác dịch hơi phóng đại (hoặc chỉ tiêu biểu thôi).


Khi chúng ta kính trọng một người nào, thì chúng ta phóng đại về họ nói rằng họ đã làm thế này, trong khi thật ra họ lại làm thế khác.

Thí dụ như có rất nhiều người nói hòa thượng Quảng Khâm chữa bệnh bằng thần thông, nhưng tôi không tin là ông cố ý làm. Bởi ông tu hành rất cao, cho nên người có duyên với ông, tự nhiên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi tới gần ông.

Thí dụ như quý vị có thể nghe là tôi đã chữa bệnh cho nhiều người bệnh, nhưng chỉ làm trong vô hình thôi.

Tôi không đọc thần chú để chữa cho họ. Không. Tôi không cố ý làm gì cả, nhưng lực lượng tu hành của tôi đã biến thành y dược, và sự dễ chịu; khi người nào có duyên với tôi, tới gần tôi, họ cảm thấy dễ chịu và được khỏi bệnh.

Picture
Picture
Tại Đài Nam có một cụ già, mỗi Chủ Nhật, đồng tu đều đến nhà bà cộng tu. Bà vốn không thể đi được và phải nằm trên giường.

Nhưng khi tôi tới thăm bà, bà liền khỏi bệnh và có thể ngồi dậy, rồi bước đi. Bà rất vui mừng, nói chuyện huyên thuyên cả ngày. Bây giờ, bà đã có thể đi lại và làm một người giữ cửa.

Tôi không cố ý làm gì hết, nhưng một người tu hành có lực lượng cứu giúp những người khác. Khi người ta đến gần người ấy, họ liền khỏi bệnh.

Tôi không cố ý dùng thần thông chữa bệnh cho quý vị, để lôi cuốn quý vị vào thọ Tâm Ấn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy.

Bản phiên dịch này nói: "Bây giờ con là người xuất gia với công đức thiện lành. Được rồi, hãy đi cạo tóc và râu đi!"

Tôi rất mừng, rốt cuộc tìm thấy một cuốn kinh sách khách quan hơn, minh triết hơn, không mê tín và phóng đại.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất ghét người ta dùng thần thông để lôi cuốn người khác. Tôi cũng không cho phép quý vị dùng thần thông. Tôi chỉ là một người bình thường mà đã biết như vậy, thì tại sao Đức Phật Thích Ca lại thi triển thần thông trước mặt công chúng, làm cho tóc của người ta rụng xuống?


Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền y bát, truyền chánh pháp cho Maha Ca Diếp, đã niệm câu ngữ: "Pháp gốc pháp không pháp, pháp không pháp cũng pháp, nay khi trao không pháp, mỗi pháp đâu từng pháp."

Tôi cũng nói tương tự như vậy khi truyền pháp: Tôi truyền cho quý vị pháp môn này, nhưng tôi không có một pháp để dạy quý vị, cũng không phải tôi không dạy quý vị một pháp, nhưng quý vị sẽ không nhận được pháp nào cả.

Để làm thành lời nói, thì tôi phải nói rằng khi tôi truyền pháp cho quý vị, tôi cho quý vị một pháp môn vô tướng. Mọi pháp vốn đều từ "vô tướng pháp" và không có gì cả.

Câu "Thiên hạ vốn vô sự" và "Bồ Đề bổn vô thọ" cả hai đều cùng một ý nghĩa.


Chỉ sau khi tôi tu pháp Quán Âm, và có thể truyền pháp cho người khác, tôi mới hiểu rằng pháp này là vô tướng. Khi tôi được thọ Tâm Ấn và tu pháp môn Quán Âm, tôi không hiểu liền.

Chỉ đến khi tôi có thể truyền pháp cho người khác, tôi mới hiểu rằng pháp môn Quán Âm không phải là một pháp.

Tuy nhiên, không có một vị thầy truyền pháp, quý vị không thể học được pháp môn vô tướng này. Nói như vậy có ai hiểu không? Chỉ có quý vị hiểu. Người không thọ Tâm Ấn sao hiểu nổi.

Người truyền pháp hiểu rõ ràng nhất, bởi vì ngài không giảng dạy gì cả và không có pháp gì để giảng dạy.

Vì thế Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói Ngài truyền vô tướng pháp cho Maha Ca Diếp. Ngài nói đây không phải là một pháp mới, vì mọi pháp môn đều vô tướng và không pháp nào là một pháp cả.


Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine