The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • The Creation
    • The Path
    • The Lifestyle
    • The Vegan Era
    • The Saints
    • The Stories
    • Music & Arts >
      • English Songs
      • Aulacese Songs
      • Poetry
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
    • Aulacese Collection >
      • Master's Words
      • Master Tells Jokes
  • SPOTLIGHT
  • LINKS
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

Saintly Emperor Trần Nhân Tông

12/28/2020

 
The Saints
Picture
His Majesty King Trần Nhân Tông (Vegetarian) (1258–1308)
Enlightened King of Âu Lạc
Third Emperor of the Trần Dynasty
First Patriarch of Trúc Lâm Zen Buddhism


SAINTLY EMPEROR TRẦN  NHÂN TÔNG


HOST: Today’s show is Part one of a two-Part program introducing the illustrious leader King Trần Nhân Tông, an enlightened King of Âu Lạc. This humble King brought peace and happiness to His people, the people of Âu Lạc, and later became a strong advocate for pursuing spiritual development as the much-revered spiritual Master Trúc Lâm. 

Excerpt of a lecture by Supreme Master Ching Hai (vegan)
“Practicing Patience in Adversities”
April 8, 1991 – Bataan, Philippines
Video #159J


HOST: Supreme Master Ching Hai explains how the geography of Âu Lạc is in harmony with the elevated spiritual nature of this beautiful country.

SM: Remember that Âu Lạc is a holy land. Do you see the map? Does it look like an “S”? Do you see the Tao symbol? It has a circle with the letter “S” in the middle; one side is white with a black dot and the other black with a white dot. These are called yin and yang. Âu Lạc looks like that. By looking at the geography, one can tell that it’s a sacred land with extraordinary people.

HOST: The saintly emperor King Trần Nhân Tông’s given name at birth was Trần Khâm. He was born in 1258 in Nam Định, North Âu Lạc. In a book entitled “The Comprehensive Chronicle of Vietnamese History”, written by historians from the Trần and late Lê dynasties, the King’s extraordinary birth is recorded as follows: “When the King was born, His skin was pure gold color. His Majesty Thánh Tông called Him Golden Buddha.”
 
Even as a child, the Crown Prince Trần Khâm was indifferent to kingship. When He was 16 years old, His father, King Trần Thánh Tông, wished to pass down his crown to Him, but Prince Trần Khâm three times implored His father to allow His younger brother to replace Him as the future ruler of Âu Lạc . But His father would not agree. One night, Prince Trần Khâm quietly left the palace and went to Yên Tử Mountain (Quảng Ninh) looking for a secluded place to practice spiritually. The royal court dispatched officers searching for Him everywhere. He reluctantly returned to the palace and ascended the throne in 1279 when He was 20 years old.
 
King Trần Nhân Tông is admired as one of the wisest and noblest rulers in the history of Âu Lạc. He was a compassionate King, an exceptional diplomat and a brilliant defender of His people, in addition to being a learned poet. He went on to become a great Zen Master who founded the Trúc Lâm Zen Buddhism School that is unique to Âu Lạc in the 13th century.

Upon reluctantly assuming the throne in 1279, King Trần Nhân Tông immediately carried out plans to make the people happy and stabilize society. He established nationwide clemency on the occasion of Lunar New Year and after that, the new King had all remaining grievances resolved. His concern and quick solutions inspired the people to have confidence in the new justice system.
 
The King was adept at working with talented and virtuous people and deemed everyone as equal. Seeing people through their God Nature, He could unite people from a wide range of social backgrounds.
 
In regards to the economy, He encouraged and organized farmers. A year after He became King, the country had an abundant harvest of rice. He made certain that all people had a basic measuring device and standardized the system of measurement to facilitate commerce.
 
Within two months of His being declared King, Âu Lạc met challenges from neighboring countries. King Trần Nhân Tông skillfully conducted flexible diplomatic negotiations in order to allow His country time to strengthen itself.

Renowned for His tolerance and magnanimity, in times of unavoidable unrest, all prisoners were returned to their homeland and conspirators pardoned. His Majesty’s merciful and benevolent heart embraced everyone, regardless of their backgrounds and preferences. The saintly King calmed the people, allowing the country to quickly stabilize and re-build.
 
King Trần Nhân Tông’s compassion was expressed through His earnest efforts to avoid all risks that could lead to conflict, developing long-lasting peace in His country, and building harmonious relations with the neighboring countries in the north and south of Âu Lạc (Vietnam). Notably, in the south, the king of Champa sent representatives, asking to become Âu Lạc’s satellite state. King Trần Nhân Tông received the envoys with respect and convinced them to return to their country and gifted them the supplies they needed to maintain their own independence as a nation.
​
Due to the skillful and compassionate governing of King Trần Nhân Tông, Âu Lạc (Vietnam) enjoyed a vibrant and prosperous era under His reign.

In 1293, after 14 years of governing the nation, and ensuring that it was in peace with the people contented and prosperous, King Trần Nhân Tông passed the crown to His son. With His fellow citizens in good hands, Trần Nhân Tông returned to Yên Tử Mountain (Quảng Ninh) to focus on further developing His spirituality.

The mountain is remembered as the spiritual sanctuary of King Trần Nhân Tông, and the place where, after five years, the Venerable Trần Nhân Tông attained enlightenment. Upon enlightenment, He adopted the Dharma name Trúc Lâm and subsequently founded the school of Trúc Lâm (Bamboo Forest) Zen Buddhism.
 
His sincere faith, humility, and longing for Truth continue to inspire spiritual practitioners today.    

Every year, from the 10th day of the first month through to the end of the third month of the lunar calendar, the Aulacese celebrate the Yên Tử Festival. Yên Tử Mountain is the place that shelters Âu Lạc’s ancient holy gems, namely the vestige of Yên Tử Pagoda and Trúc Lâm (Bamboo Forest) Zen Buddhism.

As Zen Master Trúc Lâm stated:

Alas!
The Buddha is at home, need I look no further
When ignorant I search for the Buddha,
Now I realize the Buddha is I...
          
Picture
In 1293, after 14 years of governing the nation and ensuring its peace, with the people contented and prosperous, King Trần Nhân Tông passed the crown to His son and travelled to Yên Tử mountain (Quảng Ninh) on a spiritual retreat. Five years later, the Venerable Trần Nhân Tông attained enlightenment and adopted the Dharma name Trúc Lâm, subsequently founding the school of Trúc Lâm (Bamboo Forest) Zen Buddhism.
 
With the philosophy of “living in the world, enjoying the Tao,” Master Trúc Lâm continued to contribute to His people and country.
 
He continued to assist His young son with important matters of the state. In 1293, He returned to the royal court to inspect the progress of national affairs. When the harvest was lost in 1304 and a major famine ensued, the elder King personally went to many villages to distribute relief supplies to the people.

Master Trúc Lâm also often came down from the mountain and traveled to different villages to preach. He taught people to practice the Ten Precepts to develop their spiritual merits. The Ten Precepts, according to Buddhism, are: no killing, no stealing, no adultery, no telling lies, no double-talking, no gossiping, no embellishing, no greed, no anger, and no wrong thinking.

Master Trúc Lâm had been a vegetarian since His governing years. He also emphasized that in order to achieve enlightenment, in addition to maintaining a plant-based diet, one must also study with an enlightened living Master. He encouraged spiritual practitioners to associate with only virtuous and wise friends, enabling their God Nature to shine more brightly with each passing day.
 
“Blessed are you who meet a true master,
for enlightenment will occur overnight
Fortunate for those of you who meet an enlightened friend,
for an udumbara will blossom.”


HOST: While The Venerable Master Trúc Lâm attracted many disciples, His daily life continued to reflect the grace and simplicity of a true spiritual practitioner, as conveyed in His poetry:
 
“Practicing joyfully wherever we are
We sleep when weary, and eat when hungry,
The treasure is within, why look elsewhere?
A heart at peace always, ask not what is Zen.”

 
The practice of the First Patriarch Trúc Lâm has a unique characteristic. He expressed His concept in the following verses:
 
“To realize the Truth while in this world,
there is no higher praise for it
Living in the mountain, yet far from the Tao,
there is nothing worse and more wasteful than that.”


“Living in the World, Enjoying the Tao” is the foundation of Trúc Lâm Zen Buddhism. Master Trúc Lâm’s entire philosophy is explained in this book. This is one of the two well-known books written in the Nôm language by King Trần Nhân Tông. His second book was “Song of Enlightenment Amidst Nature.” These two great works have influenced and guided the lives of millions of Aulacese over the centuries.
 
King Trần Nhân Tông used the Nôm language in writing the books to expound on abstract topics in skillful yet accessible ways. Since then, the Nôm language became one that was used to transmit ideas, and contained its own beauty. King Trần Nhân Tông also commenced a new era in Aulacese literature, with Nôm as the main language. Starting with His reign, all royal court’s official instructions included Nôm, which was the Aulacese people’s daily language at that time, so that everyone could understand the content of important policies. Besides these works in the native Nôm language, the King also left many exquisite literary compositions written in the Chinese language, which have been praised by scholars.
 
Indeed, King Trần Nhân Tông, or Master Trúc Lâm, was also an inspired Poet. His poems reflected the beauty of a nation in peace.
 
HOST: At Thiên Trường palace, the birthplace of Trần dynasty’s royal family, the King recorded His feelings in the poem “Evening at Thiên Trường”:
 
 “The village everywhere in smoky color
Half is there, half not, as evening falls
Cowboy’s flute from a distance, buffaloes in stables
White egrets swoop to the rice fields in pairs.”

 
HOST: On an autumn afternoon in Lạng Châu, central of north Âu Lạc, among the secluded river and mountains, Trần Nhân Tông composed the poem “Afternoon in Lạng Châu”:
 
“Autumn cloud chills the old pagoda
Boats drifting, afternoon’s bell sounded
The egrets dot the lonely mountain
Calm wind tenderly sway the rose’s leaves.”

 
HOST: In 1308, before peacefully departing from the earthly realm, King Trần Nhân Tông summoned His disciples to give them final instructions and to read the poem, “Passing On” as follows:
 
 “All things were not created
All things were not destroyed
If one realizes this truth all the time
Buddhas are always here now
How can things ever come and go?”

 
HOST: A legendary account states: “At that time, fragrance infused the air and music was heard from the sky. Five-colored clouds gathered into a canopy to shade where the King’s body was being cremated.”
 
Some of the Enlightened King’s relics were kept in the sacred tower at Đức Lăng, and some were safely encased in the golden tower in Vân Yên Pagoda, on Yên Tử Mountain. The royal court and people in the entire nation all mourned His departure.
 
Besides His brilliant leadership, King Trần Nhân Tông also left behind a spiritual legacy, which is a philosophy of living in the world and enjoying the fruit of practice. He bestowed many precious literary works as well. His life bespeaks the value of enlightenment in pacifying the people and governing a nation.
 
During an international gathering in France in 2013, Supreme Master Ching Hai revealed fascinating insights of Her connection to King Trần Nhân Tông.
 
Excerpt of a lecture by Supreme Master Ching Hai (vegan)
“Islam Is the Religion of Peace” Part 2 of 3
August 2, 2013 – France
Video #1034-1

 
Q: Master, why did You choose to be born in Âu Lạc (Vietnam) in this lifetime, which is the first time You’ve been Aulacese (Vietnamese)?
SM: No. No. It’s the second time.
SM: I was a King of Âu Lạc (Vietnam) before.
SM: Long time ago, long time ago. The one who went to the temple, became a monk.

 
HOST: The Venerable Master Trần Nhân Tông’s lifetimes of selfless dedication and relentless faith in the Divine Essence in all beings continues to touch the hearts of Truth seekers. King Trần Nhân Tông’s noble example and remarkable achievements demonstrate that enlightenment gives us infinite wisdom and compassion, and thus has the power to bring peace and happiness into people’s lives.


THÁNH VƯƠNG TRẦN NHÂN TÔNG


HOST: Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến quý khán giả Phần 1 trong chương trình hai phần, giới thiệu về vị Vua lừng danh Trần Nhân Tông, một vị Vua khai ngộ của Âu Lạc. Vị Vua khiêm nhường này đã mang lại cho thần dân Âu Lạc cuộc sống an bình, hạnh phúc, về sau Ngài đã trở thành một vị Thầy tâm linh đáng kính của Thiền phái Trúc Lâm và tận tụy quảng bá việc tu hành.
 
Excerpts of lecture by Supreme Master Ching Hai’s (Vegan)
“Practicing  Patience  in  Adversities”
Bataan,  the  Philippines  - April  8,  1991 
Video  159J


HOST: Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã từng giải thích vì sao địa thế của Âu Lạc lại hài hòa với bản chất tâm linh thăng hoa của quốc gia xinh đẹp này.
 
SM: Quý vị nên nhớ rằng Âu Lạc là một linh địa. Quý vị thấy bản đồ Âu Lạc không? Giống chữ S không? Quý vị có thấy hình bản đồ của Ðạo không? Nó có một vòng tròn, chính giữa có chữ S, hai bên có bên trắng, bên đen, bên trắng có chấm đen, bên đen có chấm trắng đó, kêu bằng Thái Cực, Lưỡng Nghi. Nước Âu Lạc mình giống giống vậy. Coi địa lý không cũng biết Âu Lạc là nước có địa linh nhân kiệt.
 
Đức Thánh Vương Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm. Ngài sinh vào năm 1258, tại Nam Định, nay thuộc miền Bắc Âu Lạc. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do các sử gia thời nhà Trần và nhà Hậu Lê soạn thảo, có ghi chép sự kiện kỳ diệu khi nhà Vua chào đời như sau: “Khi Vua ra đời, màu da như vàng ròng. Thánh Tông đặt tên là Kim Phật”.
 
Thuở thiếu thời, Thái tử Trần Khâm đã không tha thiết đến việc làm vua. Năm 16 tuổi, khi vua cha Trần Thánh Tông dự tính truyền ngôi, Thái tử Trần Khâm đã ba lần cung kính thỉnh cầu phụ vương nhường ngôi cho em mình, nhưng đều không được chấp thuận. Một đêm, Thái tử Trần Khâm vượt thành ra đi, đến núi Yên Tử (Quảng Ninh) tìm chốn ẩn dật tu hành. Triều đình cho quần thần tìm kiếm Ngài khắp nơi. Ngài bất đắc dĩ trở về hoàng cung và lên ngôi hoàng đế vào năm 1279, khi Ngài 20 tuổi.
 
Vua Trần Nhân Tông được ca ngợi là một trong những bậc anh quân cao cả nhất trong lịch sử Âu Lạc. Ngài là một vị Quốc Vương nhân từ, một nhà ngoại giao xuất chúng, một nhà quân sự thiên tài, Ngài còn là một nhà thơ uyên bác, và là một Thiền sư lỗi lạc đã sáng lập phái Thiền Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo có sắc thái riêng của Âu Lạc vào thế kỷ thứ 13.
 

Sau khi miễn cưỡng lên ngôi năm 1279, Vua Trần Nhân Tông đã lập tức thực hiện một chính sách an dân và ổn định xã hội. Ngài tiến hành đại xá trên toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên Đán. Tiếp đến, nhà Vua cho phân xử những oan ức, bất công tồn tại trong quần chúng. Sự ân cần và giải quyết nhanh chóng của Ngài đã làm cho thần dân tin vào nền công lý mới. 
 

Nhà Vua biết trọng dụng hiền tài và có quan điểm bình đẳng về con người. Nhìn mọi chúng sinh qua Phật tánh bên trong, Ngài đã có thể đoàn kết rộng rãi các thành phần khác nhau trong xã hội. 
Về kinh tế, Ngài khuyến khích và huy động lực lượng nông dân. Một năm sau khi Ngài lên ngôi, lúa ruộng đều được mùa to. Ngài còn ban thước, nhằm thống nhất hệ thống đo lường trong toàn quốc cho tiện việc giao thương.
 
Chưa đầy hai tháng sau khi Ngài lên ngôi, đất nước đã phải đối mặt với thử thách từ các quốc gia láng giềng. Vua Trần Nhân Tông đã khéo léo thực hiện một chính sách ngoại giao uyển chuyển hầu tạo cơ hội cho đất nước Âu Lạc có thời gian củng cố tiềm năng.
 
Nhà Vua nổi tiếng là người khoan dung, độ lượng, những khi đất nước không thể tránh khỏi tình trạng xáo động, toàn bộ tù binh vẫn được khoan hồng cho hồi hương và những kẻ mưu đồ phản bội vẫn được ân xá. Tấm lòng nhân hậu vô biên của Ngài ôm trọn tất cả mọi người, dù ủng hộ hay chống đối. Vị Minh Quân đã làm yên lòng người, nhanh chóng ổn định và tái thiết đất nước.
 
Lòng nhân từ của Vua Trần Nhân Tông đã thể hiện qua việc cố gắng tránh mọi nguy cơ đưa đến xung đột, phát huy một nền hòa bình lâu dài cho đất nước và xây dựng quan hệ ôn hòa với quốc gia láng giềng ở biên giới phía bắc và nam của Âu Lạc. Đáng chú ý là ở phương Nam, vua Chiêm Thành lúc ấy cử phái bộ đến Âu Lạc, xin làm chư hầu. Vua Trần Nhân Tông đã long trọng tiếp đón và thuyết phục họ trở về, cùng lúc ban tặng những nhu yếu phẩm để nước bạn duy trì quốc gia.
 
Nhờ tài năng kinh bang tế thế của Vua Trần Nhân Tông, đất nước Âu Lạc đã vui hưởng một thời kỳ hùng cường, thịnh trị dưới triều đại của Ngài.
 
Năm 1293, sau 14 nǎm trị quốc, thế nước đã yên bình, muôn dân an cư, lạc nghiệp, Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con. Yên lòng khi thần dân được chăm lo chu đáo, Vua Trần Nhân Tông trở lại núi Yên Tử (Quảng Ninh) để tập trung vào việc tu hành.

Nhắc đến núi Yên Tử là người dân nhớ đến nơi ẩn cư tu hành của Vua Trần Nhân Tông. Nơi đây, sau năm năm tu thiền, Ngài Trần Nhân Tông đã đắc đạo. Sau khi khai ngộ, Ngài lấy đạo hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà và sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
 
Sự thành tâm, khiêm nhường và lòng khao khát Chân Lý của Ngài tiếp tục truyền cảm hứng cho những người tu hành đến tận ngày nay.
 
Hằng năm, từ mùng mười tháng giêng đến cuối tháng ba, người dân Âu Lạc đều tổ chức Lễ Hội Yên Tử. Nơi đây lưu trữ báu vật thiêng liêng của tổ tiên, đó là di tích Chùa Yên Tử và dòng Thiền Trúc Lâm.
 
Như Tổ Sư Trúc Lâm có nói:

Vậy mới hay!
Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt,
Đến cốc hay chỉn Bụt là ta...
 
Picture
Năm 1293, sau 14 nǎm trị quốc, thế nước đã yên bình, muôn dân an cư, lạc nghiệp, Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và du hành đến núi Yên Tử (Quảng Ninh) để bế quan tu hành. Năm năm sau, Ngài Trần Nhân Tông đắc đạo, Ngài lấy đạo hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà và sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
 
 
Với chủ trương “cư trần lạc đạo”, Ngài Trúc Lâm Đầu Đà tiếp tục đóng góp cho dân, cho nước.
 
Sau khi xuất gia, Ngài vẫn tiếp tục trợ giúp vị thái tử còn non trẻ trong những việc quốc gia đại sự. Vào năm 1293, Ngài hồi cung kinh lý tình hình triều chính. Năm 1304, mùa màng thất thu, dân gặp nạn đói to, Ngài đã thân chinh đi tới nhiều xóm làng để phát chẩn cho dân.
 
Ngài Trúc Lâm Đầu Đà cũng thường hạ sơn, đi khắp các làng để giáo hóa. Ngài dạy mọi người thực hành thập thiện để tăng công đức tâm linh. Thập thiện theo đạo Phật là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không nói hai lời, không nói xấu, không thêu dệt, không tham dục, không sân hận, không tà kiến.
 
Ngài Trúc Lâm Đầu Đà đã ăn chay từ lúc còn trị vì. Ngài cũng nhấn mạnh rằng để quả bồ đề sớm tựu thành, bên cạnh việc ăn chay trường, một người phải tu học với một vị Minh Sư tại thế khai ngộ. Ngài khuyến khích những người tu hành chỉ kề cận bậc thiện tri thức để Phật tánh ngày càng tỏa sáng.
 
“Nguyền mong thân cận minh sư,
quả bồ-đề một đêm mà chín.
Phúc gặp tình cờ tri thức,
hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông.”
 
Trong khi Ngài Trúc Lâm Đầu Đà thu hút rất nhiều đệ tử, cuộc sống hàng ngày của Ngài vẫn đượm nét thanh tao, bình dị của một bậc chân tu, như ta thấy qua bài kệ sau của Ngài:
 
“Ðời cứ tùy duyên vui sống đạo,
Mệt thì nằm ngủ, đói thì ăn,
Của quý trong nhà, tìm đâu nữa,
Trước cảnh tâm an, chớ hỏi Thiền.” 
 
Sự hành trì của Sư Tổ Trúc Lâm mang một nét đặc sắc riêng, như trong lời thơ sau:
 
“Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết sức.
Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thật khá đồ công.”

Quan niệm “cư trần lạc đạo” là nền tảng của phái Thiền Trúc Lâm. Toàn bộ triết lý của Ngài Sư Tổ Trúc Lâm được giảng dạy trong quyển “Cư Trần Lạc Đạo Phú,” một trong hai tác phẩm nổi tiếng được viết bằng chữ Nôm của Vua Trần Nhân Tông. Tác phẩm thứ nhì là “Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca.” Hai tác phẩm vĩ đại của Ngài đã ảnh hưởng và dẫn lối cuộc sống của hàng triệu người dân Âu Lạc qua nhiều thế kỷ. 
 
Vua Trần Nhân Tông dùng chữ Nôm trong việc viết sách để trình bày những đề tài trừu tượng một cách khéo léo và dễ hiểu. Từ đó, chữ Nôm đã trở thành một ngôn ngữ truyền đạt tư tưởng và hàm chứa một vẻ đẹp riêng. Vua Trần Nhân Tông cũng đã mở đầu một giai đoạn mới của lịch sử văn học Âu Lạc với tiếng Nôm là ngôn ngữ chính. Từ triều đại Vua Trần Nhân Tông, chiếu chỉ triều đình gồm cả chữ Nôm, ngôn ngữ hàng ngày của người Âu Lạc thời bấy giờ, để mọi người có thể hiểu được nội dung những chính sách quan trọng. Ngoài những tác phẩm bằng tiếng Nôm bản xứ, Ngài đã để lại nhiều tuyệt tác văn chương bằng chữ Hán, được các học giả ca ngợi.
 
Thật vậy, Vua Trần Nhân Tông, tức Ngài Trúc Lâm Đầu Đà còn là một thi sĩ tài hoa. Các bài thơ của nhà Vua hiển lộ nét đẹp của một đất nước thanh bình.
 
HOST: Tại phủ Thiên Trường, quê hương của hoàng gia triều đại nhà Trần, Ngài ghi lại cảm nhận trong bài “Thiên Trường Vãn Vọng” (Ngắm Cảnh Chiều Ở Thiên Trường):
 
“Xóm trước, thôn sau tợ khói nhòa
Nửa không, nửa có, mé chiều sa
Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.”
 
 Trong một buổi chiều thu tại Lạng Châu, thuộc miền Bắc Âu Lạc, giữa sông núi cô tịch, Ngài sáng tác bài “Lạng Châu Vãn Cảnh”:
 
“Mây thu lạnh lẽo chùa xưa
Thuyền ngư xao xác thoảng đưa chuông chiều
Cò bay non nước quạnh hiu
Gió yên mây nhẹ liêu xiêu lá hồng.”
 
HOST: Vào năm 1308, trước khi rời bỏ thế gian, Vua Trần Nhân Tông gọi đệ tử dặn dò lần cuối và đọc bài kệ “Thị Tịch” sau đây:
 
“Hết thảy pháp không sinh
Hết thảy pháp không diệt
Nếu hay hiểu như vầy
Chư Phật thường hiện tiền.
Đến đi nào có vậy.”
 
Tương truyền rằng: “Khi đó có hương thơm tỏa ra và tiếng nhạc ở trên trời. Mây ngũ sắc
tụ lại thành hình cái tàn để che nơi hỏa táng Thượng hoàng Trần Nhân Tông.”
 
Một phần xá lợi của vị Vua Khai Ngộ được đưa vào bảo tháp đặt ở Đức Lăng, và một phần được đưa vào tháp vàng ở chùa Vân Yên, trên núi Yên Tử. Triều đình và dân chúng đều hết lòng thương tiếc sự ra đi của Ngài.
 
Bên cạnh tài lãnh đạo sáng suốt, Vua Trần Nhân Tông còn lưu lại cho đất nước Âu Lạc một di sản vô giá, đó là một triết lý sống ở đời và an vui trong Đạo. Ngài cũng để lại nhiều tác phẩm văn học quý báu. Cuộc đời của Ngài đã cho ta thấy giá trị của sự khai ngộ trong việc an dân, trị quốc.
 
Trong một buổi họp mặt quốc tế tại Pháp năm 2013, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tiết lộ về mối tương quan giữa Ngài và Vua Trần Nhân Tông.
 
Excerpts of Supreme Master Ching Hai’s lecture (Vegan)
“Islam Is the Religion of Peace” Part 2 of 3
August 2, 2013
France
Video 1034-1
 
Q(m): Sư Phụ, tại sao Ngài chọn sinh ra ở Âu Lạc (Việt Nam) trong kiếp này. Có phải đó là lần đầu tiên Ngài ở Âu Lạc?
SM: Không, không phải.  Đây là lần thứ hai.
SM: Trước đây, tôi có làm Vua của Âu Lạc (Việt Nam).
SM: Cách đây đã lâu, rất lâu về trước. Vị Vua đi vào chùa, xuất gia.
 
 
Cuộc đời cống hiến vô vị kỷ và niềm tin vững chắc của Ngài Trần Nhân Tông vào Thiên Tánh trong mọi chúng sinh vẫn tiếp tục làm rung động trái tim của những người đi tìm Chân Lý. Tấm gương cao quý và những thành tựu xuất sắc của Vua Trần Nhân Tông đã chứng minh rằng sự khai ngộ mang đến cho chúng ta trí huệ và lòng từ bi bao la, vì vậy có năng lực mang lại cho muôn người cuộc sống an bình và hạnh phúc.
 
 
 


Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • The Creation
    • The Path
    • The Lifestyle
    • The Vegan Era
    • The Saints
    • The Stories
    • Music & Arts >
      • English Songs
      • Aulacese Songs
      • Poetry
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
    • Aulacese Collection >
      • Master's Words
      • Master Tells Jokes
  • SPOTLIGHT
  • LINKS
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine