The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

Kahil Gibran: On Giving Charity

9/12/2017

 
The Saints

Picture

PROPHET Kahil Gibran:
On Giving Charity

​
​Master's commentary on excerpts from Kahil Gibran's: The Prophet - Chapter on Giving Charity


This is about giving charity.

Prophet said: "You give but little when you give of your possessions. It is when you give of yourself that you truly give."

If you give away your wealth, this is considered very small, it is nothing great.

When you give of yourself, that is true giving. I don't know how a person can give of himself? Do you know? Let's see how he did it then I can explain:

"For what are your possessions but things you keep and guard for fear that you may need them tomorrow? And tomorrow, what shall tomorrow bring to the over-prudent dog burying bones in the trackless sand as he follows the pilgrims to the holy city?"

Your property is something that you keep and protect carefully, because you fear you might need it tomorrow. But maybe nothing will happen tomorrow!

What can tomorrow bring us?

Just like a cautious dog that buries the bone in the sand, so that not a single trace can be found. The dog follows its owner to worship the mountains, so it buries the bone there. How can it find the bone later?

"And what is fear of need but need itself?"

He said that when we fear that we might need something tomorrow, there is actually no power in what we fear.

The power is in the fear itself.

When we are frightened, the fear itself is the most dangerous thing, and not what we are afraid of.

The fear is more dangerous than what is going to happen!

​
Because at that time, we've lost our courage. Losing our courage is more dangerous than anything that is going to happen.

Maybe that thing might never happen. ​When we are in fear, maybe it will happen, maybe it won't.

But at that time, we already feel very bad. It doesn't have to happen, yet we already feel bad enough. 


For example, suppose there is a person who is sentenced to be executed in two weeks. If you tell him now that he will be shot two weeks from Sunday, wouldn't he feel miserable for the entire two weeks?

It is better to tell him on the last day, or don't even tell him at all -- just shoot him, for example like that.

He still has to die, but his suffering will not drag on, as if he were shot every day. This feeling of terror, frustration, depression and sorrow is what he would experience every day.

"Is not dread of thirst when your well is full, the thirst that is unquenchable?"

When we are in fear, we are like a person who has a well full of water but worries that one day the well might dry out, and he might die of thirst.

We Chinese have a story too, "The man of Qi worries about the sky." Every day, this man worried and feared that the sky might eventually fall.
Picture
"There are those who give little of the much which they have; they give it for recognition, and their hidden desire makes their gifts unwholesome."  

Some people do give away part of their possessions to others, but they have some secret intentions when they give. They like others to recognize their kindness, and to praise them.

Therefore, no matter how much wealth they give away, those things that they give are not pure, not pure enough. 

​Doesn't this sound like, "to give without giving is the true giving" in Buddhism? 

This person went to America from Lebanon, yet he spoke about something that is also oriental.

This shows that all fully enlightened beings talk about similar things. Jesus Christ also said: When you give with your right hand, do not let your left hand know. 

Even the left hand is not allowed to know.
Picture
​"And there are those who have little and give it all. These are the believers in life and the bounty of life, and their coffer is never empty. There are those who give with joy, and that joy is their reward."

There are other people who have very little, but they will give whatever they have, everything they have.

They have faith in life and God. 

They don't think that God will let them lack anything on any day of their life. That means there is always something for them.

They are not worried
​that they might have nothing tomorrow.


For these people, their treasure chests are never empty, because they believe in God's love, and believe that life is always full of whatever they need. 

These people, when they give, they give wholeheartedly, very happily and without regret. When these people give, their joy and happiness are their rewards.

There are some people who expect something in return whenever they give. But he said that when we give happily, the state of happiness and joy is itself the reward. Yes, it really feels good, very good.

When we give, help others, and make them happy, we also feel great. Sometimes, we will dance, sing, and feel beautiful. 

"And there are those who give with pain, and that pain is their baptism."

Some people feel bad when they give. They give with a reluctant heart, and this kind of sad feeling baptizes them. 

Perhaps it will gradually make them feel better by doing so. Even if they feel miserable and bad when they give, it is better than nothing. (Laughter) Meaning take it slowly. 

The first time you give, you might feel very bad; the second time, you might be more used to it -- less bothered by it. (Laughter) The third time, the annoyance reduces a little more, and the fourth time you will be used to it -- no more bad feeling. 

​Then the fifth time, maybe you will feel more happy and joyous. You'll think that this is what should be done, and there's nothing to be talked about. Learn it slowly. ​
Picture

​Just like all of you who meditate.

Of those who came for the 7-day retreat, some came just for the retreat;
some came because they wanted to become a Buddha;
some came because of others, because of their wives or followed their husbands to come here;
​some felt bored having nothing to do at home because their fellow initiates had gone away. (Laughter) Having no one to chat with, so they also came. 


This may be the case for the first time. The second time will be slightly better, and the third time -- forget it -- everyone goes to meditate, so we follow, no matter good or not.

Then, even those who wish to go out and chit-chat, when they see the others are so diligent, they'll feel embarrassed. (Laughter) So we learn slowly like this.

That is why every 7-day retreat is useful. Even if I don't say anything special, or do sensational things to surprise you, it will be very helpful for you because of your diligent meditation.

Picture
"And there are those who give and know not the pain in giving, nor do they seek joy, nor give with mindfulness of virtue; they give as in yonder valley the myrtle breathes its fragrance into the space. Through the hands of such as these, God speaks; and from behind their eyes, He smiles upon the Earth."
​
When some people give, they don't know whether they are happy or sad. They do not chase after happiness. They are not really aware that they are giving. They don't care that the merit of giving is great.

When they are giving charity, they are like the roses or wild flowers blooming in the deep mountains -- their scent naturally permeates the sky, everywhere.

They don't think of anything.

Through the hands of these people, God gives us true gifts. Through the mouths of these people, God really speaks to us. Through the eyes of these people, God really smiles upon the people of this world.

Normally, people smile with their mouths! How can we smile with our eyes? This is beautiful! Yes, we can.

Sometimes, when we look at a person, we know that he is smiling at us. No wonder when people fall in love they look into each other's eyes. (Laughter)
Picture
"It is well to give when asked, but it is better to give unasked, through understanding; and to the open-handed the search for one who shall receive is joy greater than giving."

When others ask for something from us, we should give. If we give before we are asked, it will be even better. 

But when we give, we have to give with understanding and not just give blindly; meaning we should observe what others need, and give before they ask. It is better this way. 

We should know why we are giving, not just give blindly because we have too many things. 

Some people are too shy to ask because they are not sure whether we can give them those things. They don't know whether we have what they need and whether we are willing to give.

​It never occurs to them that we are people that they can rely on, people that they can ask from what they need. Perhaps we are not their good friends, or people whom they remember or know. 


We should observe who needs what. 

If they really need, we give; then forget about it. The more generous people will look for the needy people and give them what they need. 

To the givers, the happiness and joy they get is a million times greater than those who receive.
Picture

​"And is there aught you would withhold? All you have shall some day be given. Therefore give now, that the season of giving may be yours and not your inheritors'."   

He keeps asking if there is anything that we need to keep for ourselves, whether it is really worth it for us to cling to and to keep for ourselves.

Anything we have, we will have to give one day.

Therefore, give in charity now. We should give. Let the 'season of giving in charity be ours and not our successors'. Meaning if we give in charity now, the merit is ours.

Why should we let someone else get it?

Of course, we do not think of the merit when we give, but why let others have this happiness and joy? Why should it be our neighbor? Why not us?

"You often say, `I would give, but only to the deserving.' The trees in your orchard say not so, nor the flocks in your pasture. They give that they may live, for to withhold is to perish."   

You always say, you will give but only to those who are worthy. The trees in your garden do not say that, and the animals do not think this way.

They give because they want to live. If we cling to something and keep it, that means we will die. This is also very logical. 

When we were staying in Xin Dian, some farmers living nearby owned a tangerine orchard. They often asked their friends to come and pick the tangerines. 

They also invited us to pick some. At that time, we did not do anything for them, so how could we take their fruit? 

However, they explained: "Master, please pick the tangerines. If you don't, next year not as many tangerines will grow." 

They pleaded with us.

Picture
"Surely he who is worthy to receive his days and his nights, is worthy of all else from you. And he who deserves to drink from the ocean of life deserves to fill his cup from your little stream."

He means that anyone who can stay alive is worthy of receiving your offering.

Don't worry
​whether anyone is worthy or not.

If God gives him one more day or one more night, you can give to him on that day or on that night. You can give to anyone.

Anyone who is worthy to swim in the sea of life is more than worthy to swim in your little stream. He meant, it is no big deal for us to give a little bit.

God has given so much to all of us. God gives us life, and lets us use everything in this world. So, it's nothing that we give a little to others! 

Why should we calculate so clearly who's worthy, and who's not. Oh, this is beautiful!
Picture


​"And what desert greater shall there be, than that which lies in the courage and the confidence, nay the charity of receiving? And who are you that men should rend their bosom and unveil their pride, that you may see their worth naked and their pride unabashed?" 
  

He says that
never mind who is worthy, and who's not.

The act of receiving is most deserving of the merit, because to accept things from others is itself a merit, a courageous and a very generous act.

Why?​
Because we have to forget our ego, our reputation and our discrimination in order to accept things from others with ease.


Therefore, he thought the person who takes is also generous, and has a heart of giving. This is beautiful! (Applause)

And it also takes courage. 

Really, don't we feel sad if we offer something to people and they don't accept? (Yes.) So they have no choice but to accept so as to make us happy, no matter if they need it or not.

When we are in the mood to give, and if they accept, we will be happy. So, the person who accepts is very generous. (Laughter and applause) 

Just now he mentioned that everyone is worthy, and if they can accept our things, they are worthy and courageous enough.

Then he asked further that if you think not everyone is worthy of your giving, have you ever asked yourself who are you?

Who are you to let people strip bare their self-respect, just to show you their worthiness? Why should they report to you what they are worthy of? Beautiful!

Why should they strip themselves to let you see the part of themselves that is worthy?

​He wrote it very beautifully!

Picture
"See first that you yourself deserve to be a giver, and an instrument of giving. For in truth it is life that gives unto life, while you, who deem yourself a giver, are but a witness."   

He means we should first look at ourselves to see whether we are worthy to be a good tool for giving. In fact, it is life and the love power that give to them!

It is not from us. 

We think we are the ones who give, but actually, we are just the witnesses. Meaning we are only there to observe, like watching a movie.

Through us, God and the loving power give to them. It is not we who give. Therefore, we should not care about who is worthy who is not.

We should worry if we are worthy to be a good tool for giving. Isn't it beautiful?
Picture
"And you receivers -- and you are all receivers -- assume no weight of gratitude, lest you lay a yoke upon yourself and upon him who gives. Rather rise together with the giver on his gifts as on wings; for to be over mindful of your debt, is to doubt his generosity who has the free-hearted Earth for Mother, and God for Father."

He also mentioned that we shouldn't say who is the recipient.

All of us are beggars, and all are recipients.

Where do we come from, and what have we brought along? When we were born, we didn't even have a piece of cloth.

In fact, all of us are the ones who receive, so no one needs to be so appreciative. That means, we don't have to create a serious atmosphere of appreciation.

If we do this, we are only putting pressure on ourselves and the ones who give, thinking that there is now a debt and feeling of gratitude between us. 

In fact, 
it is the life force of God that gives.

We should use these gifts as "wings," to elevate both the ones who give and the ones who receive, meaning to uplift their levels.

If you keep reminding yourself of the kindness of the person who gives, meaning remembering the debt, this shows that you doubt the intention of the ones who gave.

The ones who give should understand that the Earth is their Mother and God is their Father, meaning nothing belongs to them! The people who give should be this generous, and understand this clearly.

​If the receivers cannot forget the debt and the kindness, and are forever grateful, this means they don't trust the generous hearts of the givers. (Applause) 

It is so comforting listening to these words. 

Measure your own heart and see whether you have reached this level. If you have, you will feel comforted; if not, you have to climb, climb to the peak, so that when you give, you are neither happy nor sad. 

Give just because you want to give, with no intention. Give, because you are honored to be God's tool in giving.

Spoken By Supreme Master Ching Hai
Tainan, Formosa (Originally In Chinese) 
Introductory Book Note, News 81
"


TIÊN TRI Kahil Gibran
Chương Bố Thí



Minh luận của Thanh Hải Vô Thượng Sư về những đoạn trích dẫn từ Kahil Gibran's: Tiên Tri, Chương Bố Thí


Phần này là về sự bố thí.

​Nhà tiên tri này nói: "Bố thí về của cải được xem là rất nhỏ, không đáng kể. Bố thí chính mình mới là thật sự bố thí."

Nếu quý vị cho tiền bạc, điều này được xem là rất nhỏ, không đáng nói.

Khi quý vị cho chính mình, đó mới thực sự là bố thí. Tôi không hiểu thế nào là bố thí chính mình, quý vị hiểu không? Để chúng ta xem ông làm như thế nào rồi tôi mới giải thích.

"Tài sản của quý vị là gì nếu không phải là những gì quý vị giữ gìn và canh gác, vì sợ rằng có thể sẽ cần tới trong tương lai? ​Và ngày mai, ngày mai sẽ mang lại gì cho con chó quá cẩn thận, dấu cục xương trong đống cát, khi nó theo người hành hương tới một thành phố thiêng liêng?"

Của cải là những gì quý vị giữ gìn, bảo vệ cẩn thận, vì e rằng ngày mai có thể cần đến nó. Nhưng có thể ngày mai sẽ không có gì xảy ra!

Ngày mai có thể đem lại cho chúng ta những gì?

Cũng giống như một con chó, rất cẩn thận chôn giấu cục xương dưới bãi cát, không để lại dấu vết, rồi nó theo người chủ đi cúng bái núi non. Sau đó làm sao nó kiếm lại được?"

"Và lo sợ về nhu cầu là gì nếu không phải chính là sư nhu cầu?"

Ông nói là khi chúng ta lo sợ rằng ngày mai có thể chúng ta sẽ cần một thứ gì đó, sự lo sợ này vốn không có lực lượng gì cả.

Lực lượng nằm trong chính sự sợ hãi.

Khi chúng ta lo sợ, sự lo sợ đó chính nó là điều nguy hiểm nhất, chứ không phải điều mà chúng ta lo sợ sẽ xảy ra.

​Sự lo sợ còn nguy hiểm hơn điều mà có thể sẽ xảy ra!

Bởi vì lúc đó chúng ta mất can đảm. Mất can đảm còn nguy hiểm hơn bất cứ chuyện gì sẽ xảy ra. 

Có thể chuyện đó sẽ không xảy ra. Khi chúng ta lo sợ, thì chuyện đó có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra.

Nhưng vào lúc đó, chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Không cần chờ cho chuyện đó xảy ra, chúng ta đã đau khổ lắm rồi!

Thí dụ, có một người bị tù và hai tuần nữa sẽ bị xử tử. Nếu bây giờ quý vị nói với họ là họ sẽ bị xử bắn trong hai tuần nữa kể từ ngày Chủ Nhật này, thì phải chăng trong suốt hai tuần lễ đó, người đó sẽ rất đau khổ?

Tốt nhất là chờ đến ngày cuối cùng rồi hãy báo cho họ biết. Cũng không cần phải nói nữa, đem họ ra bắn là xong, giả thử vậy.

Ông ta vẫn chết, nhưng sự đau khổ không kéo dài, như thể ngày nào cũng bị xử bắn, ngày nào cũng phải thể nghiệm sự lo sợ, tuyệt vọng, khổ não và đau buồn như vậy.

"Sợ khát khi giếng nước của quý vị đầy, cơn khát có giảm không?"

Khi chúng ta sợ sệt, lo lắng, thì cũng như một người có một giếng nước đầy nhưng lại lo sợ một ngày nào đó giếng sẽ cạn, và mình sẽ chết khát.

Người Trung Hoa chúng ta cũng có một câu chuyện gọi là "Kỷ Nhân Ưu Thiên". Ngày nào, người nước Kỷ đó cũng ưu sầu, lo rằng có một ngày trời sẽ sụp.
Picture

​
​"Có những người cho một chút trong vô số những gì mà họ có; họ cho để được ngợi khen và sự ham muốn bên trong khiến cho việc bố thí của họ trở thành ô uế".

Có người bố thí một chút của cải của mình cho người khác, nhưng họ có ẩn ý khi cho. Họ thích người ta biết được lòng hảo tâm của mình, thích được người khác ca tụng. 

Cho nên, bất kể người đó bố thí bao nhiêu, những thứ họ bố thí đó cũng đều không trong sạch, không đủ trong sạch. 

Có phải điều này rất giống như trong Phật giáo có câu: "Bố thí nhưng không bố thí mới là bố thí chân chính."

Người này từ Ả Rập tới Mỹ, sao lại nói giống giáo lý Đông phương thế. 

Điều này cho thấy bất cứ bậc toàn giác nào cũng đều nói cùng một giáo lý. Chúa Giê Su Kitô cũng nói: "Tay phải bố thí thì không nên cho tay trái biết." 

Cả tay trái cũng không nên cho biết.

Picture
"Và có những người tuy có ít những lại bố thí hết. Đây là những người tin tưởng vào cuộc sống và sự đại lượng của cuộc đời, sự cống hiến của họ không bao giờ trống rỗng. Có những người bố thí với sự vui vẻ, và niềm vui đó là phần thưởng của họ".

Còn một số người họ chỉ có ít thôi, nhưng cái gì họ cũng cho người ta. Những người này tin tưởng vào cuộc đời, rất có lòng tin đối với Thượng Đế.

Vì họ không tin rằng Thượng Đế sẽ để họ thiếu thốn điều gì trong cuộc sống, điều đó có nghĩa là luôn luôn có thứ gì đó cho họ.

Họ không lo rằng ngày mai sẽ không đủ.

Với những người này, kho châu báu của họ không bao giờ giờ trống rỗng, vì họ rất tin tưởng vào tình thương của Thượng Đế, tin rằng đời sống sẽ luôn tràn đầy những gì họ cần.

Những người này khi cho, họ cho bằng cả tấm lòng, cho một cách vui vẻ, và không hối tiếc. Khi những người cho, niềm hân hoan, sung sướng của họ chính là phần thưởng cho họ.

Một số chúng ta khi cho bất cứ thứ gì đều muốn được sự đền đáp. 

Nhưng vị minh sư lại nói rằng khi chúng ta cho một cách vui vẻ, sung sướng, thì trạng thái vui vẻ sung sướng đó chính là phần thưởng cho chính mình. Phải, cảm thấy rất vui sướng, rất khoan khoái.

Khi chúng ta bố thí, giúp người khác, làm cho họ vui vẻ, thì chúng ta cũng sẽ rất thoải mái, chúng ta sẽ hát, sẽ múa, cảm giác đó đẹp vô cùng.

"Và có những người bố thí trong đau khổ, sự đau khổ đó là sự rửa tội của họ".

Có một số người, trong lúc họ cho, lại cảm thấy rất đau khổ. Họ cho ra một cách miễn cưỡng, và cảm giác buồn phiền đó chính là lễ rửa tội cho những người đó.

Có lẽ nó sẽ khiến họ dần dần cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách làm như vậy. Cho dù cảm thấy đau buồn khi bố thí, thì vẫn tốt hơn là không bố thí gì hết. (mọi người cười). Ý nói là hãy làm từ từ.

Lần thứ nhất bố thí, trong lòng rất đau xót; lần thứ hai có thể sẽ quen hơn, bớt xót xa hơn một chút (mọi người cười); lần thứ ba sự đau xót lại bớt chút nữa, đến lần thứ tư sẽ quen đi, không cảm thấy đau xót nữa. 

Lần thứ năm có thể sẽ có cảm giác vui vẻ, sung sướng, thấy đó là chuyện nên làm, không có gì đáng nói. Học từ từ mà.
Picture

​Chúng ta những người ngồi thiền cũng vậy.

Có người dự Thiền Thất vì muốn dự thiền bế quan, có người vì muốn thành Phật, có người vì người khác mà đến, có người vì vợ mà đến, có người vì đi chung với chồng, có người ở nhà không có việc gì làm, đồng tu đều đi hết rồi, ở nhà không có ai tán dóc, cho nên cũng đi luôn.

Tuy nhiên, lần thứ nhất có thể là vậy. Lần thứ hai sẽ đỡ hơn một chút, lần thứ ba thì: "Thôi, ai nấy đều dự thì mình cũng đi dự, kệ nó có tốt hay không cũng được!"

Một số người rất muốn đi ra ngoài tán dóc, thấy mọi người đều thiền tinh tấn, cũng thấy hơi ngại (mọi người cười). Học từ từ mà!

​Cho nên mỗi Thiền Thất đều có lợi, dù tôi không nói gì, không làm chuyện kinh thiên động địa gì khiến quý vị giật mình, nhưng quý vị tinh tấn ngồi thiền thì cũng rất tốt đối với quý vị.

Picture

​
"Và có những người bố thí và không thấy đau khổ, cũng không phải để tìm niềm vui hoặc bố thí với ý nghĩ đạo đức; họ cho giống như cây sim trong cánh đồng tỏa hương thơm vào không gian. Qua tay những người này, Thượng Đế nói; và từ ánh mắt họ, Ngài mỉm cười với Thế Giới".

Có những người, khi họ bố thí, họ không biết mình vui vẻ hay đau khổ, họ không mưu cầu khoái lạc. Họ không thật sự ý thức là họ đang bố thí. Họ  cũng không bận tâm rằng công đức bố thí là rất lớn.

Những người này khi bố thí, họ như hoa hồng hay hoa dại nở trong rừng sâu, mùi hương tự nhiên lan tỏa vào bầu trời, khắp nơi.

Họ không nghĩ gì cả.

Qua bàn tay của những người này, Thượng Đế ban cho chúng ta món quà chân chính. Qua miệng của những người này, Thượng Đế đến nói chuyện với chúng ta. Qua ánh mắt người này, Thượng Đế thật sự nở nụ cười với thế giới.


Theo lẽ thường thì người ta cười bằng miệng! Làm sao có thể dùng mắt để cười được? Đẹp thật! Có thể được.

Đôi lúc, khi nhìn mắt của một người, chúng ta cũng biết người đó đang cười với mình. Hèn chi khi yêu nhau, người ta đều nhìn mắt nhau (mọi người cười).

Picture

"Khi được hỏi đến thì nên cho, nhưng tốt hơn là chưa hỏi đã cho, qua sự hiểu biết; và với bàn tay rộng mở, việc tìm người nhận vui hơn là cho".

Nếu người ta xin chúng ta điều gì, chúng ta nên cho họ. Tuy nhiên, nếu người ta chưa hỏi mà chúng ta đã cho thì càng tốt hơn.

Nhưng khi cho, chúng ta cũng phải hiểu, không phải cho một cách mù quáng. Có nghĩa là khi chúng ta thấy người khác cần, biết họ cần, không chờ cho họ hỏi, chúng ta đã cho. Như vậy tốt hơn.

Phải hiểu lý do nào mà chúng ta cho, có nghĩa là không cứ cho một cách mù quáng, cho chỉ vì chúng ta có quá nhiều.


Có những người e ngại​ không dám hỏi, vì họ không chắc rằng chúng ta có thể cho họ những thứ đó. Họ không biết nếu chúng ta có những thứ mà họ cần không và có vui lòng cho hay không.

Họ không hề nghĩ rằng họ có thể nương tựa vào chúng ta, có thể xin chúng ta những món đó hay không. Vì có thể chúng ta không phải là bạn của họ, cũng không phải là người quen với họ.

Chúng ta phải xét coi người nào cần thứ gì.

Nếu họ thật sự cần, thì chúng ta cho, cho xong rồi là phải quên đi. Đó là điều tốt nhất. Người quảng đại hơn sẽ tìm những người cần sự giúp đỡ, rồi cho họ những gì họ cần.

Với người cho, thì sự sung sướng, vui vẻ mà họ nhận được lại còn nhiều hơn gấp trăm ngàn lần sự sung sướng, vui vẻ của người nhận.

Picture
"Và có gì mà quý vị phải nắm giữ? Những gì quý vị có, thì một ngày nào đó sẽ được cho đi. Cho nên bây giờ hãy bố thí, để mùa bố thí có thể là của quý vị, chứ không phải là của người thừa kế quý vị".

Ông cứ hỏi rằng có điều gì chúng ta thực sự cần phải giữ cho mình, dù có thực sự đáng để cho chúng ta bám lấy, để giữ cho chính mình.

Bất cứ gì quý vị có,
một ngày nào đó quý vị sẽ phải cho nó đi.

Cho nên, hãy bố thí ngay bây giờ. Chúng ta nên cho. Hãy để mùa bố thí là của chúng ta, chứ không phải là của người thừa kế chúng ta. 
Có nghĩa là nếu chúng ta cho bây giờ thì công đức là của chúng ta.

Tại sao chúng ta lại để cho người khác hưởng?

Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không nghĩ tới công đức khi bố thí, nhưng tại sao lại để cho người khác hưởng niềm vui này? Tại sao lại là người hàng xóm mà không phải là chúng ta?


"Quý vị thường nói rằng, 'Tôi sẽ chỉ cho những ai xứng đáng thôi.' Những cây cối trong vườn và những thú vật trên cánh đồng của quý vị không nói như vậy. Họ cho là họ có thể sinh tồn, bởi vì nắm giữ là diệt vong."

Quý vị thường nói là quý vị sẽ cho, nhưng chỉ cho những người xứng đáng mà thôi. Cây trong vườn quý vị đâu có nói như vậy, còn những thú vật kia, họ cũng đâu có nghĩ như thế.

Họ cho là bởi vì họ muốn sinh tồn. Nếu chúng ta ôm ấp mãi điều gì, bám giữ mãi điều gì, có nghĩa là chúng ta sẽ chết. Đây cũng rất có lý.


Có một lần tại Tân Tiệm, một số nhà nông ở gần chúng tôi có vườn quít, họ thường mời bạn bè của họ đến hái quít. Họ cũng mời chúng tôi đến hái. Chúng tôi không giúp họ việc gì, tại sao lại hái trái cây của họ?

Nhưng họ giải thích: "Ai da, xin Thầy đến hái giùm, nếu không hái thì sang năm cây sẽ không kết trái nhiều nữa." 

Họ năn nỉ chúng tôi.
Picture
"Chắc chắn anh ta đã xứng đáng để nhận những ngày và đêm thì cũng xứng đáng để nhận những thứ khác từ quý vị. Và anh ta xứng đáng để uống nước từ đại đương cuộc đời thì cũng xứng đáng đong đầy ly từ giòng suối nhỏ của quý vị".

Ý ông là, bất cứ người nào đang sống đều đáng được chúng ta bố thí. 

Chớ bận tâm 
rằng người đó có xứng đáng hay không. 

Thượng Đế cho họ sống thêm một ngày, một đêm, thì quý vị có thể trong ngày đó, đêm đó, bố thí cho họ. Bất cứ là ai, đều có thể bố thí cho họ. 

Bất cứ người nào xứng đáng bơi trong biển đời cũng đều rất xứng đáng để bơi trong giòng suối nhỏ của quý vị. Chúng ta bố thí 
chút đỉnh không là gì cả.

Thượng Đế cho chúng ta rất nhiều. Ngài cho chúng ta sinh mạng và để chúng ta xử dụng mọi thứ trong thế giới này. Cho nên, nếu chúng ta chỉ bố thí chút đỉnh thì có đáng kể gì đâu. 

Tại sao phải tính toán, so đo kỹ càng xem người nào xứng đáng, người nào không xứng đáng. 

Ồ, hay quá!
Picture
"Và còn sa mạc nào rộng lớn hơn những gì nằm trong sự can đảm và lòng tự tin, hay đúng hơn là nghĩa cử nhận lãnh? Và quý vị là ai mà họ phải mở lòng, phơi bày niềm tự trọng của họ, để quý vị có thể nhìn thấy giá trị của họ trần trụi và lòng tự trọng của họ, một cách không hổ thẹn?"

Ông nói rằng ​không cần biết ai đáng hay không đáng. Hành động tiếp nhận đã là quá xứng đáng rồi.
​
Bởi vì tiếp nhận sự bố thí của người khác, tự nó đã là một công đức, một hành động dũng cảm và rất quảng đại.

​Tại sao vậy?
Bởi vì chúng ta phải gạt bỏ bản ngã của mình, gạt bỏ danh dự của mình, gạt bỏ tâm phân biệt của mình, mới có thể nhận quà của người ta một cách dễ dàng.

Cho nên ông đã nghĩ rằng người nhận bố thí phải có tấm lòng rất quảng đại, có tâm bố thí. Hay quá! (mọi người vỗ tay).

Và họ cũng thật là can đảm.


Thật vậy, nếu chúng ta tặng quà cho người ta mà người ta không nhận, phải chăng chúng ta sẽ rất buồn? (Dạ Phải) Cho nên họ chỉ còn cách nhận để cho chúng ta vui, bất kể họ có cần đến món quà đó hay không.

Khi chúng ta đang thích cho, và họ nhận, thì chúng ta mừng rồi, phải không? Cho nên người nhận rất quảng đại.


Ông vừa mới nói rằng ai cũng xứng đáng cả, và nếu họ nhận sự bố thí của chúng ta, thì họ đã xứng đáng và đủ can đảm rồi.

Rồi ông hỏi thêm:  nếu quý vị cho rằng không phải ai cũng xứng đáng nhận sự bố thí của quý vị, vậy quý vị có bao giờ tự hỏi mình là ai chăng?

Quý vị là ai mà để cho người ta phơi bày trần trụi lòng tự trọng của họ, chỉ để chứng minh cho quý vị là họ xứng đáng.

Tại sao họ phải lột trần trụi để báo cáo cho quý vị biết phần nào của họ là xứng đáng?

​Ông ấy viết hay quá!
Picture
"Trước hết chúng ta nên xem thử mình có đáng để làm một công cụ bố thí không? Vì sự thật thì chính sinh mệnh này bố thí cho sinh mệnh kia, trong khi quý vị, người tự cho là kẻ bố thí, thật ra chỉ là một nhân chứng."

Ý ông nói, trước hết chúng ta nên xem thử mình có xứng đáng là một công cụ bố thí tốt không. Trên thực tế, thì chính sinh mệnh và lực lượng tình thương là cái ban tặng cho họ!

Không phải từ chúng ta.

Chúng ta nghĩ mình là người cho, nhưng thật ra, mình chỉ là kẻ nhân chứng. Nghĩa là chúng ta chỉ ở đó để quan sát, như đang xem một cuốn phim vậy.

Xuyên qua chúng ta, Thượng Đế, và lực lượng tình thương ban cho họ. Không phải chính chúng ta cho. Vì vậy, chúng ta đừng nên thắc mắc ai đáng cho hay ai không đáng nhận.

Chúng ta nên lo là mình có xứng đáng để làm một công cụ bố thí tốt hay không.

Hay quá há?
Picture
"Và những người nhận - và tất cả quý vị đều là những người nhận - đừng ôm giữ cảm giác biết ơn, e rằng quý vị sẽ đặt một cái ách lên chính mình và lên người bố thí. Thay vì vậy, hãy cùng vươn lên với người bố thí trên món quà của họ như trên đôi cánh; bởi khi quá chú tâm vào món nợ của mình, quý vị đã nghi ngờ lòng quảng đại của người mà Đất là Mẹ, và Trời là Cha."

Ông cũng nói thêm rằng chúng ta không nên nói ai là người nhận.

Tất cả chúng ta đều là những kẻ ăn mày, và tất cả đều là người nhận. Chúng ta từ đâu đến, đã đem theo những gì? Khi sinh ra chúng ta không có miếng vải trên mình.

​Thật ra, mỗi người chúng ta đều là người nhận, cho nên không ai cần phải quá biết ơn. Có nghĩa là chúng ta đừng nên tạo ra một bầu không khí long trọng của lòng cảm kích.

Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ tạo áp lực nặng nề lên chính mình và người bố thí, nghĩ rằng đôi bên có nợ nần với nhau và cảm thấy tri ân nhau.


Thật ra,
đó đều do sức sống của Thượng Đế.

Người nhận và người bố thí, nên dùng những món quà này như "đôi cánh", để thăng hoa cả người cho lẫn người nhận, nghĩa là nâng cao đẳng cấp của họ.

Nếu quý vị cứ nhớ mãi về lòng tốt của người cho, nghĩa là quý vị nhớ mãi món nợ của mình, thì điều đó cho thấy quý vị nghi ngờ tấm lòng của người bố thí.

Người bố thí nên hiểu rằng: Đất là mẹ, Trời là cha, nghĩa là không có gì thuộc về họ! Người bố thí phải quảng đại và hiểu điều này một cách rõ ràng.

Nếu người nhận quà cứ nghĩ đến món nợ và lòng tốt, và không cách nào quên đi ân huệ đó, thì có nghĩa là họ không tin vào sự quảng đại của người bố thí.

Nghe những lời này rất vui trong lòng!

Hãy xét lại tâm mình, xem mình đã đạt tới trình độ đó chưa. Nếu đã đạt được rồi thì sẽ thấy rất thoải mái. Nếu chưa thì phải leo lên thêm, leo lên đến đỉnh, để rồi khi bố thí, chúng ta không vui cũng không buồn.

Bố thí chỉ vì muốn bố thí, không có mục đích gì cả. Bố thí, vì quý vị hân hạnh được làm công cụ bố thí của Thượng Đế.

Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine