The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

King Pasenadi of Kosala (Vua Kosala)

4/13/2017

 
Spiritual Stories

Picture
This is a story about a king. His name is Pasenadi of Kosala.

This story was told by the Buddha. Thus I have heard. While he was in residence at Jettavana with reference to King Pasenadi of Kosala.

Again, we thank the Buddha and reverend Ananda for this wonderful story which he remembered from the assembly where the Buddha told this story or he witnessed the story and then he tell us and now, we can inherit all this beautiful, morally encouraging stories.

We thank you, and thank all the people who helped to pass on these beautiful stories.

Now, at a certain period of his life​, this king used to eat boiled rice cooked by the bucketful, and sauce and cury in proportion, meaning he ate a lot.

One day, after he had his breakfast, unable to shake off the drowsy feeling occasioned by overeating, he went to see the teacher, meaning the Buddha, and paced back and forth before him with a very weary look.

Overcome by drowsiness, unable to lay down and stretch himself out, he sat down on one side.

​Thereupon the Teacher, meaning the Buddha asked him, “Did you come, great king, before you were well rested?”
​
“Oh no, world Honored one,” replied the king, “but I always suffer greatly after eating a meal.”
​
Yeah, but what kind of meal, you know what I mean? 

Bucketful of boiled rice, and sauce and curry in big portion as well. If anybody ate like that, he’ll feel restless indeed, huh? 

No wonder in front of the Buddha, but he couldn’t calm himself, he walked back and forth, back and forth in front of him. 

Have any of you ever ate so much? (Before, not anymore?) But do you feel so suffering because you couldn’t eat a lot?

D: No, when I was having trouble, sometimes I’d eat.

SM: I understand. 

This has happened to a lot of people. They eat for comfort, because they have nothing else. 

Sometimes, I’m also not all that disciplined. When you upset me, I go in and eat. Lucky I don’t look too fat so people don’t know that I ate a lot. Oh, not really, one day, someday, I always say to the monk, the nuns.

I had one Korean nun and one Formosa (Taiwanese) nun helping with the dog.

And everything else I do myself.

I cook, I clean, I wash my clothes, everything now. 
Only when I’m really extremely busy, then maybe they help me out. But I prefer to do all that myself. 

If you just eat and sit all day, it’s also uncomfortable like this king. No matter how little or how much, you feel drowsy. 

You should also exercise. 

Working is exercise, 
a kind of exercise but practical exercise.
Picture
I wonder why people don’t like to work except when you are tired, exhausted physically, or mentally sometimes, depends on the work.

​Some people don’t like to work.

Some people came, they professed to come and help me, be a useful person for Master, but as soon as I asked them to do something they’d say, “What, 50 jobs a day?”

Exaggerating, only a couple of jobs like clean the yard, clean the yard or wipe the floor. You do the same at home, no? If you have a yard, you clean. If you have a floor, you wipe it when it’s dirty.

So this king should listen to my lecture here.

You tell him after eating, eat less and then go exercise, clean his royal palace or go bicycle, bicycling. Or do some exercise in the gym. Or go swimming, or go walking. Then he doesn’t have to pace back and forth in front of the Buddha like that.

And wherever the Buddha was, there were many other people as well. It’s not dignified for a king to exercise, especially because of overeating.

So he said he always suffered greatly after a meal. No wonder, what kind of meal he’d eat, buckets of boiled rice, a bucket full. Not just a bowl like us.

So the Buddha said to him, “Great king, overeating always brings suffering in its train.”

So saying, he pronounced the following stanza: “A dullard drowsy with much gluttony, engrossed in sleep, who wallows as he lies, like a great porker stuffed with fattening food, comes ever and again unto the womb.”

My God! Does anyone understand that?

​If anyone who eats too much like this king for example, then they also be more engrossed in slumber, sleep too much and drowsy.

And then he wallows as he lies like a great porker stuffed with fattening food. And then this person, this kind of person would come ever again and again into the womb, meaning? (Reborn after he dies.)

So this is the Buddha warned everybody that if we gluttonous, we eat, overeat, then we will also be drowsy, sleepy, too sleepy.

And then we cannot think too much,
we can’t meditate very well,
and then we will be reincarnated again and again, eat and sleep until we sleep forever in the tomb.

At the conclusion of the lesson, the Buddha desiring to help the king pronounced the following stanza, "If a man is ever mindful, if moderate in taking food, his sufferings will be but slight,” meaning very little suffering, ​"he ages slowly, preserving his life as well." 

Not only his suffering is very little,
but he will age gracefully
and then he can live long, preserving his life.
Picture
I remember my grandma always told me, “the less you eat, the longer you will be full.”

She always shared her food with me. Bless her soul.

And it’s true, she lived until 105, fit and healthy. She was working until a very old age, as long as I remember. She was already 70 or something when I was with her. She worked to earn her living still. At home, worked at home.

My aunt had a jewelry shop, and she also took up some polishing work to do at home, and while I was reading like ancient romance for her, like Romance of the Three Kingdoms and Monkey Goes West, the Buddhist story about Xuanzang the monk who went to India to bring back all the sutras from Hindi back to China.


And that’s why we have many nowadays, mostly translated from Chinese and then into Aulacese (Vietnamese), and also Pali and all that.

Because of him, that he took he copied and took the sutras back and then preserved them, reprinting, and that’s how we have them circulated nowadays, including these stories.

We are really grateful to Xuanzang the great Master and his three disciples: the monkey, the pig, the pig, looks like a pig and, I forgot his name, one is Sun Wu Kong and the other is Sa Tang and the other is Zhu Bajie, meaning he looked like the pig.

And Sun Wu Kong looked like a monkey, and the other guy looked like some of the demons, but he was a very good-heart person.

Actually, I think maybe the Great Master Xuanzang didn’t have as many disciples as that.

The monkey symbolized the mind, very intelligent, clever and sometimes having magical power and sometimes having good intelligence to deal with different situations.

And the other one who resembled the pig symbolized our laziness, our gluttonous desire sometimes, sleepiness and sluggishness, laziness.


He even had a horse who could talk and he helped a lot. The horse also helped a lot during his journey to India and back.

It was really a very interesting story. Did any of you read it? At least the Chinese people you read? (Yes, Master.)

The monkey Went to the West.

If not, there is a video tape, a video, the series, they make many tapes of that story, it’s cool. For children, I guess they will like it. If they have it translated in English or your language then you can buy for the children.
Picture
All right then, after the Teacher taught, meaning the Buddha, but in this translation they always call him the Teacher, and now and then he’d forget and called him Tathagata or Buddha, very seldom.

Mostly he just said "The Teacher".

And like initiation, he’d say the Buddha taught thanksgiving. I guess he didn’t know the meaning of a truly inner initiation.


After the Buddha taught this stanza to prince Uttara and said to him, “Whenever the king sits down to eat you must recite this stanza to him.”

He didn’t tell the king, he tells the prince to remind the king. “And by this means, you must cause him diminish his food.” In these words, the Buddha told him just what means to employ.


The prince did as he was directed.

After a time, the king was content with a pint pot of rice at most and became lean and cheerful. He established intimate relationship with the Buddha, and for seven days gave the gifts beyond compare, meaning something that is not material.

It is in another sutra, another story called Buddhist Legends. Maybe one day we’ll read that as well if I find it, Buddisht Legends, or Dhammapada commentary. Maybe one day, we’ll find out if we have on the internet. Then maybe I’ll read it to you. If you’re lucky, if you behave, if you have enough good merit. 
Big deal.

So then, when the Buddha pronounced the words of rejoicing for the gifts presented to him by the king, the assembled multitude obtained great spiritual advantage.


Wow, I’m also curious to know what gift is. One day we’ll find out. OK, it’s the end. The story ends.


Spoken by Supreme Master Ching Hai
October 01, 2015, King of Kosala



Vua Kosala


Truyện này nói về một ông vua tên Ba Tư Nặc ở vương quốc Kiều Tát La.

Truyện này do Đức Phật kể. Chính tôi (A-nan) được nghe, khi Đức Phật ngụ tại tịnh xá Kỳ Viên, liên quan đến vua Ba Tư Nặc ở vương quốc Kiều Tát La.

Một lần nữa, chúng ta cảm ơn Đức Phật và Tôn giả A- nan về mẫu truyện tuyệt vời nầy, mà ông nhớ được trong một buổi họp mặt, nơi Đức phật đã kể chuyện nầy hoặc là ông đã chính tai nghe câu chuyện này, rồi kể lại cho chúng ta nghe, và bây giờ mình mới được thừa hưởng tất cả những mẩu truyện hay, đầy đạo đức và khích lệ nầy.

Chúng ta cảm ơn ngài, và cảm ơn tất cả những người đã truyền lại những mẩu truyện tuyệt vời nầy.        

Có một lúc trong đời, ông vua nầy thường ăn cả chậu cơm đầy nấu với ca–ri và nước sốt gia vị, tức là ông ăn khỏe lắm.

Một ngày nọ, sau bữa điểm tâm dồi dào quá độ, không thể xua đuổi được cảm giác buồn ngủ, nhà vua đến chỗ vị thầy, nghĩa là Đức Phật, đi tới đi lui trước mặt Ngài với dáng vẻ thật mệt mỏi.

Buồn ngủ chịu không nỗi, chỉ muốn nằm lăn ra mà không được. Nhà vua đành ngồi xuống bên cạnh Đức Phật.

Thầy, tức là Đức Phật, thấy thế bèn hỏi: “Đại vương đến đây mà chưa ngủ nghỉ ư?

​Nhà vua đáp: “Bạch thế Tôn, không phải như vậy, mà con luôn luôn cảm thấy khó chịu, khổ sở sau khi ăn xong.”

Ồ, nhưng mà ăn như thế nào, hiểu ý tôi không?

Một chậu cơm đầy, nước sốt và cà-ri cũng rất là nhiều. Ai mà ăn như vậy thì thế nào cũng bức rứt trong người, phải không?

Hèn chi trước mặt Phật, ông không điềm tĩnh được, cứ đi tới đi lui, đi qua đi lại trước mặt Ngài. Quý vị có ai ăn quá độ như vậy bao giờ chưa? (Dạ trước kia, chứ bây giờ hết rồi.) ​Nhưng anh có cảm thấy khổ sở khi không được ăn nhiều không?

Đ: Dạ không, khi có vấn đề phiền muộn gì, đôi khi con ăn.

SP: Tôi hiểu. Nhiều người cũng vậy đó. Họ ăn cho đỡ buồn tại họ không có gì khác.

Nhiều khi tôi cũng không kỷ luật gì mấy. Khi nào quý vị làm tôi khó chịu, tôi cũng vô phòng ăn. May là trông tôi không mập lắm, nên người ta không biết tôi ăn nhiều. Thật ra không phải vậy, có một ngày, có vài ngày, tôi thường nói vậy với mấy người xuất gia.

Tôi có một nữ xuất gia người Đại Hàn và một nữ xuất gia người Formosa (Đài Loan) giúp lo cho chó.

Còn mấy chuyện khác tôi tự làm.

Tôi nấu ăn, dọn dẹp, giặt đồ, bây giờ làm hết. Chỉ khi nào mà bận quá sức thì có thể họ giúp. Nhưng tôi thích tự mình làm hết.

​Nếu quý vị chỉ ăn rồi ngồi suốt ngày, thì cũng khó chịu giống như ông vua nầy. Ăn ít nhiều gì cũng buồn ngủ như thường. 

Quý vị cũng nên tập thể dục. 

Làm việc cũng là thể dục, 
một kiểu thể dục, nhưng là thể dục thực tiễn.
Picture
Không biết sao người ta không thích làm việc, trừ khi mình mệt mỏi, kiệt sức hay là suy nhược tinh thần, tùy công việc.

Có người không thích làm việc. Ồ, có người thật tình không ưa làm việc.

Một số người tuyên bố là đến để giúp tôi, làm người có ích cho Sư Phụ, nhưng vừa mới yêu cầu làm gì đó, thì họ nói: “Cái gì, 50 việc một ngày?”

Nói quá chứ chỉ có vài ba việc, như là dọn vườn hoặc lau nhà. Ở nhà quý vị cũng làm vậy, phải không? Có vườn thì dọn. Có sàn nhà, nó dơ thì mình lau.

Cho nên ông vua nầy nên nghe bài giảng này của tôi.

Quý vị bảo ông nầy ăn ít thôi, rồi sau khi ăn thì đi tập thể dục, dọn dẹp cung điện hay là đạp xe đạp, hay là tập thể dục trong phòng tập, hay là đi bơi, đi bộ, thì khỏi phải đi tới đi lui trước mặt Phật như vậy.

Đức Phật ở đâu, thì cũng có nhiều người khác ở đó. Một vị vua mà phải tập thể dục thì mất đi sự trang nghiêm, nhất là bởi vì ăn quá độ.

Cho nên nhà vua nói ông luôn cảm thấy khó chịu, khổ sở sau khi ăn. Đâu có gì lạ, ăn cái kiểu đó mà, một chậu đầy cơm. Đâu phải một chén như mình.

Rồi Đức Phật, mới nói với nhà vua: “Nầy Đại Vương, ăn uống quá độ thường mang lại khổ đau cho tấm thân.”

Dứt lời, Ngài đọc bài kệ như sau: “Người ưa ngủ, ăn lớn, nằm lăn lóc qua lại, chẳng khác heo no bụng, kẻ ngu nhập thai mãi.”

Trời ơi! Quị vị hiểu mấy câu đó không?

Nếu ai ăn quá độ như ông vua này chẳng hạn, thì họ cũng bị lôi kéo vào giấc ngủ, ngủ quá nhiều và thơ thẩn.

Rồi nằm lăn lóc như heo căng bụng với thức ăn mở màng. Và rồi loại người này sẽ phải quay trở lại vào bào thai, hết lần này đến lần khác. Nghĩa là gì? (Đầu thai sao khi chết.)  

Cho nên, Đức Phật khuyên mọi người rằng nếu chúng ta ham ăn, ăn quá độ, thì sẽ bị uể oải, buồn ngủ, quá buồn ngủ.

Và rồi chúng ta không suy nghĩ được nhiều,
chúng ta không thể thiền không tốt,
và rồi sẽ phải đầu thai trở lại mãi, chỉ để ăn và ngủ, ngủ cho tới khi ngủ luôn trong mộ.

Cuối buổi thuyết giảng, Đức phật có ý muốn giúp nhà vua, mới đọc kệ sao đây:

“Con người thường chánh niệm, phải chăng, chừng mực, cảm thọ mạnh," nghĩa là đau khổ rất ít, "già chậm, tuổi thọ dài."

Không những chịu khổ rất ít,
mà sẽ già chậm,
rồi có thể sống lâu, bảo tồn sự sống.

Picture
Tôi nhớ bà ngoại tôi hay bảo tôi: “Ăn ít no lâu, ăn nhiều mau đói.’’ Bà nói vậy đó. Bà tôi thường bảo tôi như vậy.

Bà hay cho tôi ăn chung. Trời Phật gia trì linh hồn bà.

Đúng vậy đó, bà sống tới 105 tuổi, dẻo dai, khỏe mạnh, làm việc tới khi tuổi rất già, tôi nhớ vậy đó; bà khoảng 70 tuổi hồi tôi ở cạnh bà. Mà bà vẫn làm việc kiếm tiền. Ở nhà, làm việc ở nhà. Dì tôi có tiệm kim hoàn. Bà đem mấy món đồ đó về đánh bóng.

​Trong khi đó, tôi đọc mấy chuyện đời xưa cho bà nghe như là truyện Tam Quốc Chí, truyện Tây Du ký, truyện cổ Phật giáo nói về Tam Tạng-Huyền Trang sang Ấn Độ thỉnh hết kinh sách từ Ấn Độ mang về Trung Quốc.


Nhờ vậy mà ngày nay mình mới có nhiều. Đa số được dịch từ tiếng tàu, rồi sang tiếng Âu Lạc (Việt Nam), rồi cả tiếng Pali, đủ thứ.

Cũng nhờ ngài đi thỉnh kinh, chép lại rồi mang về, sau đó mới bảo tồn, in lại. Nhờ vậy mà ngày nay mình mới có được những kinh sách lưu truyền, kể cả những câu chuyện này.

Chúng ta thật lòng biết ơn Đại Sư Huyền Trang và ba đệ tử của ông: Anh khỉ, anh heo, trông giống như heo, một người là Tôn Ngộ Không, người kia là Sa Tăng, một người nữa là Trư Bát Giới, nghĩa là người này trong giống như heo.

Tôn Ngô Không trông giống khỉ, còn anh chàng kia thì trông giống như, tương tự như quỷ gì đó, nhưng mà tâm rất tốt.

Thật ra, tôi nghĩ có lẽ Đại sư Huyền Trang không có nhiều đệ tử như vậy.

Khỉ là tượng trưng cho đầu óc, rất thông minh, lanh lợi, nhiều khi có thần thông, và nhiều khi rất thông minh để đối phó với các trường hợp khác nhau.

Còn anh kia thì giống như heo, tượng trưng cho sự lười  biếng, tham lam, buồn ngủ, uể oải, biếng nhác, chẳng hạn vậy.


Ngài còn có con ngựa biết nói, nó giúp ngài rất nhiều, con ngựa cũng giúp rất là nhiều trong cuộc hành trình của ngài, đường trường sang Ấn Độ rồi trở về. Truyện này hay lắm. Quý vị có ai đọc chưa? Ít nhất người Tàu, có đọc chưa? (Dạ có ).

Tây Du Ký.

Nếu không thì có băng hình , phim bộ đồ, họ làm phim bộ về truyện đó, hay lắm. Mấy em nhỏ chắc sẽ thích. Nếu họ có dịch sang tiếng Anh hay là tiếng của quí vị, thì quý vị mua cho các em coi. Rất hay, cũng có tính giáo dục và vui nhộn.
Picture
Sau khi thầy dạy xong, tức là Đức Phật, những bản dịch này, họ hay gọi Ngài là thầy, thỉnh thoảng họ quên, họ gọi Ngài là Như Lại hoặc Đức Phật, nhưng rất hiếm. Đa số họ chỉ dịch là Thầy.

​Như truyền Tâm Ấn thì họ dịch là Phật hồi hướng công đức. Chắc là họ không biết ý nghĩa của sự truyền Tâm Ấn thật sự bên trong.


Sau khi Đức Phật dạy bài kệ này cho hoàng tử Uất Đa, Ngài nói: “Mỗi khi nhà vua ngồi xuống ăn, con hãy đọc bài kệ này cho vua nghe." 

Đức Phật không nói với vua, mà dặn hoàng tử nhắc nhở nhà vua. "Bằng mọi cách, con phải làm cho vua giảm bớt thức ăn.’’ Xong, đức Phật bày cho hoàng tử cách làm.


Hoàng tử tuân theo lời Phật dạy.

​Và sau một thời gian nhà vua hài lòng với một tô cơm nhỏ là tối đa, giảm bớt trọng lượng và trở nên vui vẻ.

​Nhà vua thường xuyên đến thăm Phật, tổ chức lễ hội dâng cúng phẩm vật tới tháng trong bảy ngày, nghĩa là những thứ mà không phải là vật chất.

Nó có trong cuốn kinh khác, truyện khác tên là Truyền Thuyết Phật Giáo. Có thể một ngày nào đó mình sẽ đọc cuốn đó nếu tìm được, Truyền thuyết Phật Giáo hoặc là Chú Giải kinh Phật Cũ. Có thể ngày nào đó mình sẽ tìm ra, nếu nó có trên Internet. Rồi có thể tôi sẽ đọc cho quí vị nghe nếu quý vị may mắn, ngoan ngoãn, có đủ công đức. 


Rồi khi Đức Phật nói lời hồi hướng cho những phẩm vật do vua cúng dường, tất cả hội chúng đều được ích lợi lớn về tâm linh.

Chà, tôi cũng tò mò muốn biết phẩm vật đó là gì. Có một ngày, mình sẽ biết. Thôi xong, hết truyện. ​​

Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Vocal by SMCH (English)
      • Vocal by SMCH (Aulacese)
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine