The Peace Seekers
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine

Real Compassion and Moral Standards Is The Real Solution, P14

2/18/2022

 
Special Series
Excerpt from a conference between Supreme Master Ching Hai
and members of Supreme Master Television team (all vegans) 
Real Compassion and Moral Standards Is The Real Solution, Part 14 of 22, Dec. 21, 2021
https://suprememastertv.com/en1/v/159523322558.html


Picture

​
​In Âu Lạc (Vietnam), I had a neighbor. She was 60 something. And she never wore the top. In summer, she did not wear it; she just wore the trousers, under. Nobody said anything. She was inside her yard, of course. But this yard or garden was small and narrow, and was next to the highway. Next to the only one national way, where the South can go to the Central.

​At that time, we didn’t have the North yet. It was still in the war. Even after the war, we were divided. The Âu Lạc country was divided into North and South. So that’s the national way – you can go from South to the North. And her house was next to it. She had a husband, of course, and children, three.

And they were very kind to me, very kind, very sweet people. I liked them very much. They were very kind. Whenever I went over… and for some reason I went to school together with them, and in the morning, they would give their children some rice soup. Only congee with salt in it. But they would give me one bowl also. Shared with me. And then, if they had one banana for the three of them, they would give me one-fourth of it also.

The family was poor. Not too poor, at least they have the land and the house. And the mother was doing some… making tofu. Making silken tofu. In Âu Lạc, we make silken tofu, warm it and eat it with ginger syrup. A syrup cooked with ginger. And she made that, and her middle elder daughter carried it to the market to sell it. They had three children, and they could still cover them and they went to school.

In Âu Lạc, at that time, the primary school was free. It was obligatory and free. So, the eldest son went also to the same school with me. So, sometimes I went there to go together with him, something like that; I forgot most of the time. Whenever I came, if it was mealtime, they’d give me something. It’s not only this family, another family also treated me so kindly like that in Âu Lạc.

​In the high school time, it was a similar story. Because I had a friend, a buddy. When I was older, I studied in the female high school. Only females. Only girls, girl school. And, of course, I passed by some houses, so we could go together. Girls. I had many girlfriends. So, if it was breakfast time, and I happened to be there at that time… They ate breakfast before I went to school. I didn’t. Nobody cooked breakfast for me. So, I stayed with my uncle at that time. So, nobody cooked breakfast for me, nothing. I went just like that. I don’t remember how I went home for lunch, or something. Forgot.

In primary school, I walked home for lunch. It’s about one kilometer from my house. But my high school was nearby my uncle’s house. My uncle was stationed in a small medical clinic. He was the chief there. Because in the war, many soldiers were wounded. They brought them there for quick first treatment. And then they called helicopters to take them to a bigger... If necessary, to a bigger hospital. If necessary. Otherwise, we had also other smaller hospitals nearby, where I went sometimes to help with the patients.

​I couldn’t do much, just like taking away their excrement or... (Bedpan.) Bedpan, and stuff like that. To throw away, wash them, and bring back, stuff like that. Or cleaned the floor, or talked to them, listened to their pain.

And with my uncle, I helped with washing the soldiers when they were wounded; you have to wash with oxygen water. And then, wash so that the medical people, or my uncle can see where the wound is exactly. So, they could dress them, and then we carried them with the patient-carrying bed? Not bed. (A stretcher?) Ah, stretcher, to carry them.

​We were small, me and some other kids who lived there, nearby also, or lived in the same clinic. We carried them to the helicopter.  I could, I could. They were adults, they were big soldiers, but I don’t know how I could have done that. I carried with another boy of similar age, same size. Because we didn’t have enough people, there were sometimes a lot of soldiers, wounded. So, we children helped out at midnight, or whenever they came in. It was a sad time for kids.

Why did I tell you all this? I don’t remember why. What was it? (Talking about the Aulacese [Vietnamese] story.) The Aulacese (Vietnamese) story, I know. But what brought me to the… Oh, the kindness of the neighbors, of my neighbors, and of my classmates’ parents. They were not all rich, but they were all very kind to me.

That’s all I remember, the kindness of the people, the rural people, the non-rich people, or just OK, not…

​And the family, the neighbors, were not that rich. They had to sell this tofu, silken tofu and syrup, and the father went to the… like a bus station. Where they park all the buses when they come in and out. When they come from the South to the Central, sometimes they have to stop somewhere? It’s like a stopover. Because they stop somewhere, like where there are businesses. Businesses or the market, so they can unload their goods. People went there to buy things, to sell things.

​So, his father was staying there, helping travelers to bring down some goods, if they let him. Sometimes there were many goods, so he helped, if they let him. He helped, and then they paid him something, accordingly. There was no fixed price, of course. Give whatever. And that was how they worked. That was how they made a living.

But they were so kind, so generous like that. One banana, gave me one piece of it. Tasted like Heaven, with all the love. I never did anything for them. I was just a neighbor’s kid, who happened to pass by to go to school together with their kid. Same, in another city where I attended high school. Everywhere, they’re so kind, so good.

I feel so touched, even now talking about it. They all went to Heaven. Even though they didn’t know anything. I didn’t know anything either. Kids, teenage. Teenage or even under teen, didn’t know anything much. Just something strange in me, but I didn’t know much, clearly. I wasn’t allowed to know much, until later. Even after enlightenment, I wasn’t allowed to know much about myself until much, much later. 

Like in recent years. The higher I go spiritually, the more I discover, or I’m allowed to know some, but not all. It’s good, no? Good enough. Good enough for me to long to go Home every day, but cannot. Voluntarily stay. Not that I cannot, just voluntarily… Just like now, I volunteer to be like under house arrest. I can’t go anywhere, can’t do anything much more than just this and Supreme Master TV.

But I don’t mind either. I don’t mind, as long as this can help the world. In a strange way, it does. More than even if I go out and talk. Because I talked, I went out and gave lectures and seminars and all that. How many people listened anyway? So, like this, many more people can listen.

Before, I went to lecture only at a location. Maybe some thousands of people came to listen. Like this, at least many millions or billions of people can hear, if they want to. It’s spread louder through television, and wider. And I do the retreat so that I can conserve my power, so my talk will be more powerful. It’s not just the talk, it’s the energy to go with it. [...]

Picture
D: When the palace of the princess and her husband flew up, where did they actually fly to? Does it say, Master?
 
SM: It just says, “Flew into the sky.” I wasn’t there, I don’t really know. (I wonder what happened to them?) Yes. I wonder myself.

I guess they just went to Heaven.  Their time was up. They just wanted to live simply, in a hut or something, and then all this was a manifestation. So, if the things went up to Heaven, or not went up to Heaven, it’s just our interpretation. Probably there was a palace, everybody saw it, and the next day no more. So, the husband and wife probably went to Heaven.

Some people just flew up and then disappear. It depends on how they choose to die. 
Maybe the storm carried everything away. Just like some time before, I lived in a tent, sometimes the storm wanted to carry me away in the tent. I just didn’t let it. Because I tied it very well onto the trees and stuff. Then I told the storm, I said, “I’m not afraid of you.” I did.

​And some disciples at that time, because we camped together nearby, next to each other. Before, like in the Persimmon Garden, for example. Or in the Bamboo Grove down there. And they heard me. They said, “Whom are You talking to, Master?” ​I said, “I talk to the wind.”

I said, “He’s very strong, shaking my tent.” And I said, “I’m not afraid of the wind.” “I’m not afraid of you.” That’s what I said to the wind, the storm ‒ stormy wind.


Before, I lived in Hsihu and we didn’t have any buildings or anything, just had tents. So, the storms just sometimes showed off their strength to us. But the tents did not fly away, none! We tied them to the tree root or the tree trunk, and somehow, it’s OK.

Somehow the wind heard me, because I told him, “Get lost, man.” Because it was so powerful, blowing around leaves and everything, tree trunks and tree branches broken everywhere. ​I was so mad. I said, “I’m not afraid of you. Get lost.” I said, “We’re living in tents already. You’re making trouble for what? Go pick on your own size.”



Ở Âu Lạc (Việt Nam), tôi có người hàng xóm. Bà sáu mươi mấy tuổi và không bao giờ mặc áo. Vào mùa hè, bà không mặc áo; bà chỉ mặc quần, bên dưới. Không ai nói gì hết. Dĩ nhiên, bà ở trong sân nhà bà. Nhưng sân hay vườn này nhỏ hẹp, và nằm cạnh xa lộ. Bên cạnh quốc lộ duy nhất, nơi miền Nam có thể đi ra miền Trung.

Thời đó, chúng tôi chưa có miền Bắc. Vẫn còn trong thời kỳ chiến tranh. Ngay cả sau chiến tranh, chúng tôi vẫn bị phân chia. Nước Âu Lạc bị chia thành Bắc và Nam. Đó là quốc lộ – mình có thể đi từ miền Nam ra miền Bắc. Và nhà bà nằm cạnh quốc lộ. Dĩ nhiên, bà có chồng có con, có ba người con.
 
Và họ rất tử tế với tôi, rất tốt bụng, rất dễ thương. Tôi rất quý mến họ. Họ rất tử tế. Mỗi khi tôi qua nhà họ… và vì lý do nào đó tôi đi học cùng với con họ; buổi sáng, họ cho con họ ăn chút cháo. Chỉ có cháo với muối. Nhưng họ cũng cho tôi một chén. Chia sẻ với tôi. Và rồi, nếu họ có một trái chuối cho ba người con, họ cũng cho tôi một phần tư trái chuối.

Gia đình họ nghèo. Không quá nghèo, ít ra họ cũng có nhà và một mảnh đất. Bà mẹ làm… làm tàu hũ. Làm tàu hũ non. Ở Âu Lạc, chúng tôi làm tàu hũ non, hâm nóng và ăn với nước đường gừng. Nước đường nấu với gừng. Và bà làm món đó, cho cô con gái thứ của bà mang ra chợ bán. Họ có ba người con, và vẫn có thể trang trải để con cái được đi học.

Ở Âu Lạc, lúc bấy giờ, học tiểu học thì miễn phí. Tiểu học là bắt buộc và miễn phí. Người con trai cả cũng đi học cùng trường với tôi. Nên, đôi khi tôi đến nhà đó để đi cùng cậu ấy đến trường, đại khái vậy; Tôi cũng quên nhiều thời đó rồi. Mỗi khi tôi đến, nếu gặp giờ ăn, thì họ cho tôi ăn gì đó. Không phải chỉ gia đình này, một gia đình khác cũng đối với tôi rất tử tế như thế, ở Âu Lạc.
 
Vào thời gian trung học, cũng có một câu chuyện tương tự. Bởi vì tôi có bạn, người bạn thân. Khi lớn hơn, tôi học trường nữ trung học. Chỉ có nữ sinh. Chỉ có nữ sinh, trường nữ sinh. Và, dĩ nhiên, tôi đi ngang qua vài nhà, để chúng tôi có thể đi cùng nhau. Mấy cô gái. Tôi có nhiều bạn gái. Rồi, nếu đó là giờ ăn sáng, và tôi tình cờ có mặt ở đó lúc đó… Họ ăn sáng trước khi tôi đi học. Tôi không ăn sáng. Không ai nấu cho tôi ăn. Lúc đó, tôi ở với người chú. Nên chẳng ai nấu thức ăn sáng cho tôi, không có gì cả. Tôi chỉ đi học như thế thôi. Tôi không nhớ tôi về nhà ăn trưa bằng cách nào, hay gì đó. Quên rồi.
 
Ở trường tiểu học, tôi đi bộ về nhà ăn trưa. Nơi đó cách nhà tôi khoảng một cây số. Nhưng trường trung học của tôi gần nhà chú tôi. Chú tôi thường trực tại một bệnh xá nhỏ. Ông là trưởng bệnh xá. Bởi vì trong thời chiến, nhiều binh sĩ bị thương. Người ta mang họ đến đó để sơ cứu trước. Rồi gọi máy bay trực thăng mang họ đến một nơi lớn hơn. Nếu cần, chở đến bệnh viện lớn hơn. Nếu cần thiết. Chứ gần đó, cũng có các bệnh viện khác nhỏ hơn, nhiều lúc tôi đến nơi đó để giúp bệnh nhân.

Tôi không làm được nhiều, chỉ kiểu như dọn phân của họ hoặc... Bô, và những thứ như vậy. Mang đi đổ, và rửa bô, rồi mang trở lại, những việc như vậy. Hoặc lau sàn, hoặc nói chuyện với họ, nghe họ nói về cơn đau của họ.

Và tôi giúp chú tôi rửa vết thương của binh sĩ; mình phải rửa bằng nước ô-xy già. Rửa để nhân viên y tế, hoặc chú tôi có thể thấy chính xác chỗ bị thương, để có thể băng bó cho họ, rồi chúng tôi khiêng họ đi với giường khiêng bệnh nhân? Không phải giường. À, băng ca, để khiêng họ đi.

Chúng tôi nhỏ người, tôi và một số trẻ em khác sống ở đó, cũng gần đó, hoặc cùng sống trong bệnh xá. Chúng tôi khiêng họ lên trực thăng. Tôi khiêng được, tôi làm được. Họ là người lớn, họ là binh sĩ cao lớn, nhưng không biết sao lúc đó tôi có thể làm được. Tôi khiêng với một cậu bé khác trạc tuổi, cùng cỡ. Bởi vì chúng tôi không có đủ người, đôi khi có rất nhiều binh sĩ bị thương. Cho nên trẻ em chúng tôi giúp vào lúc nửa đêm, hoặc bất cứ khi nào họ đến. Đó là thời điểm đáng buồn cho trẻ em.
 
Sao tôi nói mấy chuyện này? Tôi không nhớ tại sao. Trước đó là gì? (Dạ nói về truyện Âu Lạc.) Truyện Âu Lạc, tôi biết. Nhưng điều gì khiến tôi… Ồ, sự tử tế của hàng xóm, của láng giềng tôi, và của cha mẹ bạn học tôi. Họ không giàu có gì, nhưng họ đều rất tử tế với tôi. 

​Tôi chỉ nhớ có thế thôi, sự tử tế của con người, những người nông thôn, những người không giàu có. Hoặc họ chỉ đủ sống, không phải…

Và gia đình những hàng xóm, không giàu lắm. Họ phải bán tàu hũ, tàu hũ non nước đường, và người cha đi tới… như một bến xe đò. Chỗ tất cả xe đò đậu lại, khi họ đi tới đi lui. Khi họ đi từ miền Nam ra miền Trung, đôi khi họ phải ngừng lại nơi nào đó, phải không? Giống như một trạm dừng. Bởi vì họ dừng nơi nào đó, như nơi có buôn bán. Có buôn bán hoặc có chợ, để họ có thể dỡ hàng xuống. Người dân đến đó mua đồ, bán đồ.

Thì cha anh ấy ở đó, giúp hành khách dỡ hàng hóa xuống xe nếu họ để cho ông làm. Đôi khi có nhiều hàng hóa, nên ông giúp, nếu họ để ông giúp. Ông giúp, rồi họ trả công cho ông, tùy theo. Không có giá nhất định, tất nhiên. Cho bao nhiêu thì cho. Và đó là cách họ làm việc. Đó là cách họ kiếm sống.

Nhưng họ rất tốt bụng, rất rộng rãi như thế đó. Một trái chuối, cũng chia cho tôi một miếng. Ngon tuyệt vời, với tất cả tình thương. Tôi chưa bao giờ làm gì cho họ. Tôi chỉ là một đứa trẻ hàng xóm, tình cờ ghé qua để cùng đi học với con của họ. Cũng thế, trong một thành phố khác nơi tôi học trường trung học. Ở đâu họ cũng rất tử tế, rất tốt.
 
Tôi cảm thấy rất xúc động, ngay cả bây giờ khi nói về điều này. Họ đều lên Thiên Đàng rồi. Mặc dù họ không biết gì cả. Tôi cũng không biết gì hết. Trẻ em, thanh thiếu niên. Thiếu niên hoặc thậm chí dưới tuổi thiếu niên, không biết gì nhiều. Có gì đó kỳ lạ bên trong tôi, nhưng tôi không biết nhiều, không rõ. Tới sau này tôi mới được phép biết nhiều. Thậm chí sau khi khai ngộ, tôi cũng không được phép biết nhiều về bản thân cho đến mãi thật lâu về sau này.

Như trong những năm gần đây. Tôi càng lên cao về mặt tâm linh, thì càng khám phá thêm, hoặc được phép biết một số điều, nhưng không phải tất cả. Điều đó tốt, phải không? Đủ tốt rồi. Đủ tốt cho tôi [cảm thấy] khao khát về Nhà mỗi ngày, nhưng không thể. Tự nguyện ở lại. Không phải tôi không thể, chỉ là tự nguyện… Như bây giờ, tôi tự nguyện sống như người bị giam tại nhà. Tôi không thể đi đâu cả, không thể làm gì nhiều hơn như thế này và Truyền Hình Vô Thượng Sư thôi.

Nhưng tôi cũng không phiền. Tôi không phiền, miễn là điều này có thể giúp thế giới. Giúp theo một cách kỳ lạ. Giúp nhiều hơn là ngay cả khi tôi ra ngoài nói chuyện. Bởi vì tôi đã nói chuyện, ra ngoài giảng pháp và tổ chức hội thảo này nọ, mà cũng có bao nhiêu người nghe theo đâu? Cho nên, như thế này, mà lại có nhiều người hơn có thể nghe.

Trước kia tôi đi thuyết giảng chỉ tại một địa điểm. Có lẽ khoảng vài ngàn người đến nghe. Còn như thế này, thì ít nhất hàng triệu hoặc hàng tỷ người có thể nghe được, nếu họ muốn nghe. Nó lan tỏa lớn tiếng hơn qua truyền hình, và rộng hơn. Và tôi bế quan để có thể bảo tồn lực lượng, để bài nói của tôi sẽ có nhiều lực lượng hơn. Không phải chỉ là bài nói chuyện, mà là năng lượng đi kèm. [...]
Picture
D: Khi cung điện của công chúa và chồng cô bay lên, thật sự là họ đã bay lên đâu? Truyện có nói không, thưa Sư Phụ?
 
SP: Chỉ nói là: “Bay lên trời”. Tôi không ở đó, thực sự không biết. (Con thắc mắc là điều gì đã xảy ra với họ?) Chính tôi cũng thắc mắc.

​Tôi nghĩ họ đã lên Thiên Đàng. Thời gian của họ đã đến. Họ chỉ muốn sống đơn giản, trong một am thất hoặc gì đó, và tất cả những thứ này là hóa hiện. Cho nên, mấy thứ đó đi lên Thiên Đàng hay không đi lên Thiên Đàng, cũng chỉ là cách chúng ta diễn giải. Có lẽ có một cung điện, mọi người đều thấy, và ngày hôm sau thì không thấy nữa. Cho nên, vợ chồng này có lẽ đã lên Thiên Đàng.

​Một số người chỉ bay lên và rồi biến mất. Còn tùy theo họ chọn chết như thế nào. Có lẽ cơn bão mang mọi thứ đi mất. Cũng như thời gian trước đây, tôi sống trong lều, có khi bão muốn thổi tôi bay đi cùng với cái lều. Nhưng tôi không để nó thổi đi. Bởi vì tôi cột lều rất chặt, vào cây và những nơi chắc chắn. Rồi tôi nói với bão: “Ta không sợ ngươi”. Tôi nói vậy đó.
 
Lúc đó có vài đệ tử, bởi vì chúng tôi dựng lều gần nhau, cạnh nhau. Trước đây, như trong Vườn Hồng, ví dụ vậy. Hoặc trong Rừng Trúc dưới đó. Và họ nghe tôi nói. Họ hỏi: “Ngài đang nói chuyện với ai vậy, thưa Sư Phụ?” Tôi nói: “Ta nói chuyện với gió”.

​Tôi nói: “Thần gió rất mạnh, làm rung lều của ta”. Và tôi nói: “Ta không sợ gió”. “Ta không sợ ngươi”. Tôi nói vậy với gió, bão ‒ gió bão.
 
Trước đây, tôi sống ở Tây Hồ và chúng tôi không có tòa nhà nào hoặc bất cứ gì, chỉ có lều thôi. Vì vậy, đôi khi bão phô trương sức mạnh với chúng tôi. Nhưng mấy cái lều không bay, không cái nào! Chúng tôi cột lều vào gốc cây hoặc thân cây, và bằng cách nào đó, an toàn.

Bằng cách nào đó, gió nghe tôi nói, bởi vì tôi nói với gió: “Hãy cút đi”. Bởi vì gió rất mạnh, thổi lá bay tứ tung và mọi thứ, thân cây và cành cây bị gãy khắp nơi. Tôi rất giận. Tôi nói: “Ta không sợ ngươi. Hãy cút đi”. Tôi nói: “Chúng tôi đã sống trong lều rồi. Ngươi gây rắc rối để làm gì chứ? “Đi kiếm cùng cỡ ngươi mà bắt nạt”.

Comments are closed.
Supreme Master Television           Contact Us
  • HOME
  • BOOKS
    • Special Series
    • The Letters
    • The Creation >
      • God
      • Universe
      • Earth
      • Humans
      • Animals
      • Plants
    • The Path >
      • Spirituall Wisdom
      • The Master
      • The Practice
      • Merit & Blessing
      • Karma & Ego
      • Master's Wonders
      • While On The Path
      • Quan Yin Method
    • The Lifestyle >
      • Daily Wisdom
      • Diet & Health
      • Friends & Family
      • Moral Standards
      • Be Positive
      • Be Happy
      • Be Green
      • Be A Farmer
    • The Vegan Era
    • The Stories >
      • Spiritual Stories
      • Jokes
      • Other Stories
      • You May Not Know
    • The Saints
    • Pearls of Wisdom
  • VIDEOS
    • Inspirations
    • Music & Arts >
      • Music & Dramas
      • Arts & Photography
  • LINKS
    • Bài Giảng Phụ Đề Âu Lạc
    • Peaceseekers - Persian
    • Supreme Master Televison
    • Eden Rules
    • News Magazine